Định cư Mỹ và 4 cách giúp định cư sau khi tốt nghiệp du học
Đối với quy định định cư Mỹ dành cho các đối tượng du học sinh thì tùy thuộc vào visa du học mà thời gian bạn được phép ở lại quốc gia này là khác nhau. Nếu muốn lâu dài thì trước khi visa du học hết hạn, bạn cần phải xin chuyển visa du học sang visa lao động hoặc ghi danh tại một cơ sở đào tạo nào đó tại Mỹ. Vậy đối với các đối tượng du học sinh có mong muốn định cư Mỹ sau khi tốt nghiệp thì phải làm gì? Có những cách nào giúp định cư sau du học? Để giải đáp được thắc mắc này thì bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé!
Nội dung chính
Sinh viên Mỹ có được ở lại sau du học không?
Theo luật pháp Quy định, du học sinh không được ở lại Mỹ sau tốt nghiệp. Các bạn chỉ được ở lại theo đúng số ngày quy định trong hồ sơ visa du học. Nếu khóa học kéo dài ngoài dự định và vượt quá số ngày cho phép, bạn cũng không được chấp nhận. Vì vậy, mọi du học sinh phải đảm bảo hoàn tất khóa học theo đúng thời hạn được ghi trên Form I-20.
Đừng quá lo lắng, với 1 số loại visa cụ thể, du học sinh được phép lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định:
- Visa du học F-1: được ở lại thêm 60 ngày
- Visa du học M-1 và J-1: được ở lại thêm 30 ngày.
Mặc dù luật pháp không cho phép du học sinh ở lại sau du học, song vẫn có nhiều con đường giúp bạn định cư Mỹ. Cùng chúng tôi tìm hiểu 4 cách định cư Mỹ sau du học dưới đây:
Xin thị thực lao động Mỹ
Bạn là sinh viên quốc tế và không muốn tham gia vào chương trình đào tạo khác, giải pháp định cư lâu dài tại Mỹ là xin visa lao động không di dân. Có 2 hình thức visa cho diện này là visa H-1B và visa O-1:
- Visa H-1B: cho phép người lao động ở lại mỹ trong 3 năm, có thể gia hạn tối đa lên 6 tháng. Bạn cần có được sự bảo lãnh của doanh nghiệp Mỹ, tốt nghiệp cử nhân trở lên. Tuy nhiên, loại visa này rất khó xin bởi tỉ lệ chọi cao, bạn phải là người thực sự tài giỏi và có thành tích xuất sắc. Bạn có thể đề nghị công ty đứng ra xin cấp thẻ xanh cho mình, thời gian xử lý hồ sơ là khoảng 3 tháng
- Visa O-1: visa dành riêng cho đối tượng có năng khiếu, sở trường xuất chúng trong các lĩnh vực khoa học, giải trí, thể thao, giáo dục,… Chẳng hạn, ca sĩ hay diễn viên có phạm vi hoạt động tích cực trên thị trường nước Mỹ
Chương trình OPT – Optional Practical Training
OPT (Đào tạo thực hành tùy chọn) là giấy phép ở lại Mỹ làm việc tối đa 12 tháng với điều kiện du học sinh phải có thời gian học full-time ít nhất 9 tháng tại đây. Để xin được OPT thì buộc bạn phải có visa sinh viên F-1. Bạn có thể xin OPT tùy theo thời điểm kết thúc khóa học:
- Xin OPT trước khi kết thúc khóa học: Thời gian còn lại của visa F1 sẽ được trừ vào 12 tháng OPT
- Xin OPT sau khi kết thúc khóa học.
Kết hôn với người quốc tịch Mỹ
Mặc dù không phải là con đường học thuật/lao động chính thống, song đây là cách nhanh nhất để bạn định cư Mỹ sau du học. Ứng viên sau khi đăng ký kết hôn và làm lễ cưới hợp pháp tại Mỹ sẽ tiến hành đổi visa sang diện bảo lãnh vợ chồng.
Khi đó, bạn có thể đăng ký tình trạng thường trú nhân hoặc đề xuất cấp thẻ xanh. Tìm hiểu về thẻ xanh và quy trình cấp thẻ xanh cho người định cư Mỹ tại ĐÂY.
Định cư Mỹ chương trình EW hoặc Eb5
EW hoặc Eb5 là một chương trình đơn giản nhất để cho mọi du học sinh Mỹ sau khi tốt nghiệp có thể xin được thẻ xanh định cư Mỹ. Tuy nhiên, với trường hợp này thì bạn sẽ phải mất một ít phí và cùng với đó là sẽ có một số điều kiện đi kèm như: sức khỏe, không có tiền án tiền sự, cam kết làm việc toàn thời gian, dài hạn, là người đang sống hợp pháp tại Mỹ, đơn I-20 vẫn còn thời hạn giá trị….
Và cũng như đã nói ở trên, nếu có điều kiện thì visa đầu tư Eb5 sẽ là một trong những con đường lấy được thẻ xanh định cư tại Mỹ an toàn và nhanh nhất cho cả gia đình với mức đầu tư là 900.000 USD và số tiền này sẽ được hoàn lại sau 5 năm.
Trên đây là 4 cách định cư Mỹ sau du học dành cho các đối tượng du học sinh. Bên cạnh đó, để tìm hiểu thêm thông tin liên quan về định cư Mỹ nói riêng hay định cư nước ngoài nói chung thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0972.131.212 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc nhé.