Một người có thể có bao nhiêu quốc tịch? Người Việt được quyền có mấy quốc tịch?
Luật pháp Việt Nam quy định người Việt Nam chỉ có một quốc tịch, nhưng cũng có trường hợp được quyền mang quốc tịch Việt Nam song song. Người ở quốc gia khác thì sao?
Nội dung chính
Những quốc gia cho phép công dân sở hữu nhiều quốc tịch
Quốc tịch là phạm trù chính trị- pháp lý, thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa nhà nước và công dân mang quốc tịch, là căn cứ để công dân có được quyền và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Các nước chấp nhận hai quốc tịch bao gồm: Albania, Algeria, Angola, Antigua & Barbuda, Argentina, Armenia, Australia, Bangladesh, Barbados, Belgium, Belize, Bolivia, Brazil, Bulgaria, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Síp, Czech Republic, Đan Mạch, Dominica, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Grenada, Hồng Kông, Hungary, Iceland, Ireland, Ý, Jamaica, Kosovo, Latvia, Liban, Lybia, Luxembourg, Malaysia, Malta, Mauritius, Mexico, New Zealand, Nigeria, Pakistan, Panama, Philippine, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, Saint Kitts & Nevis, Serbia, Slovenia, Nam Phi, Hàn Quốc, Sri Lanka, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Syria, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Vanuatu.
Các quốc gia không cho phép công dân có nhiều quốc tịch
Những quốc gia không cho phép 2 quốc tịch chủ yếu nằm ở châu Á, châu Phi và một số quốc gia khác. Đó là: Andorra, Áo, Azerbaijan, Bahamas, Bahamas, Bahrain, Belarus, Botswana, Butane, Trung Quốc, Congo, Cuba, Estonia, Ethiopia, Đức, Guatemala, Guyana, Haiti, Nhật Bản, Kazakhstan, Kuwait, Kyrgyzstan, Lào, Liechtenstein, Lithuania, Moldova, Monaco, Mongolia, Mozambique, Myanmar, Namibia, Nepal, Netherlands, Nicaragua, Nigeria, Hàn Quốc, Na Uy, Oman, Qatar, San Marino, Saudi Arabia, Singapore, Slovakia, Tây Ban Nha, Đài Loan, Tajikistan, Tanzania, Thái Lan, Turkmenistan, Uzbekistan, Venezuela, Yemen, Zimbabwe.
Người Việt có thể có bao nhiêu quốc tịch?
Về nguyên tắc quốc tịch, Điều 4, Luật Quốc tịch khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.” Như vậy, công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn sẽ có trường hợp ngoại lệ có hai quốc tịch, đó là các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài. Trường hợp này phải đáp ứng các điều kiện và phải được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài. (Khoản 3 Điều 19, Luật Quốc tịch; Điều 9, Nghị định 16/2020)
Về nguyên tắc, công dân nước ngoài đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
“….
- c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
- d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.”
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
– Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
– Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tức là, trường hợp cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài chỉ áp dụng trong trường hợp có điều kiện thay thế cho điều kiện nhập quốc tịch ở trên và phải đáp ứng cả những điều kiện:
– Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
– Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
– Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
– Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.
– Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, trong trường hợp này, cá nhân vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch của mình trước khi nhập quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp 2: Trường hợp đặc biệt xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài. Trường hợp này cũng phải đảm bảo các điều kiện được coi là trường hợp đặc biệt để trình Chủ tịch nước xem xét việc cho trở lại quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:
Cá nhân là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; cá nhân có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; cá nhân có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau thì được trở lại quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài (Khoản 5, Điều 23, Luật Quốc tịch; Điều 14 Nghị định 16/2020).
– Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
– Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
– Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng.
– Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, trong trường hợp này, cá nhân vừa có quốc tịch của nước ngoài, vừa có quốc tịch Việt Nam sau khi trở lại.
Trường hợp 3: Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. (Khoản 1, Điều 37, Luật Quốc tịch)
Lợi ích của việc có nhiều quốc tịch
– Du lịch miễn thị thực: Hộ chiếu thứ hai của các quốc gia Caribe được miễn visa đến hơn 140 quốc gia. Hộ chiếu châu Âu được miễn thị thực nhập cảnh đến hơn 180 quốc gia.
– Giáo dục tốt hơn: Quốc tịch thứ hai cho phép học tập tại các trường đại học tốt nhất mà không cần visa du hoặc kéo dài thời gian tìm việc làm ở nước ngoài. Vì theo quy định, du học sinh phải tìm được việc làm trong một khoảng thời gian nhất định để có thể ở lại nước này một cách hợp pháp.
– Nhiều sự lựa chọn và tự do hơn: Nhiều quốc tịch cho phép một người sống ở một quốc gia có hệ sinh thái tốt hơn, khí hậu dễ chịu và hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn hoặc môi trường kinh doanh, đầu tư hấp dẫn hơn.
Làm thế nào để có nhiều quốc tịch?
Có 4 cách phổ biến để bạn có thể có thêm được quốc tịch thứ hai, thứ ba…
- Quan hệ gia đình: Cách này khá đơn giản nếu bạn có quan hệ gia đình với người đã sống ở nước khác và chứng minh được điều đó. Một số quốc gia như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý… ban hành luật có tên gọi là Quyền công dân theo dòng dõi cho phép người nước ngoài có được hộ chiếu thứ hai ở đất nước của tổ tiên họ.
- Kết hôn: Bạn có thể nộp đơn nhập quốc tịch sau khi kết hôn với một công dân của nước khác. Thời gian được nhập quốc tịch phụ thuộc vào từng quy định của mỗi quốc gia. Ở Đức, các cặp vợ chồng phải sống với nhau ít nhất 3 năm, hay ở Thụy Sĩlà 6 năm mới được đăng ký quốc tịch.
- Định cư lâu dài: Một số quốc gia cho phép công dân nước ngoài được đăng ký quốc tịch nếu đáp ứng được điều kiện về thời gian ở, cùng với đó là trình độ ngôn ngữ, kiến thức, lịch sử về quốc gia… Ví dụ, Bồ Đào Nha yêu cầu là 5 năm, ở Đức là 8 năm, Vatican hay San Marino lên tới 30 năm.
- Đầu tư: Một số quốc gia cung cấp quyền công dân trực tiếp cho người nước ngoài thông qua việc đầu tư một số vốn nhất đình vào nền kinh tế của họ. Phổ biến nhất là các quốc gia Caribenhư St Lucia, St Kitts & Nevis, Grenada, Antigua & Barbuda, Dominica. Ở châu Âu có Malta, Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư bằng cách mua bất động sản, mở doanh nghiệp, mua trái phiếu chính phủ hoặc quyên góp không hoàn lại… Sở hữu quốc tịch theo diện đầu tư được đánh giá là đơn gian và phù hợp với những người có điều kiện về tài chính.
Thời gian nhập quốc tịch thường sẽ là từ 3 – 12 tháng, tùy theo từng quốc gia triển khai chương trình. Chúng tôi đã lập bảng so sánh dưới đây để bạn có thể dễ dàng lựa chọn nếu đang có nhu cầu:
Quốc gia | Mức đầu tư tối thiểu | Thời gian lấy quốc tịch |
Malta | 600.000 EUR | 12 tháng hoặc 36 tháng (tùy lựa chọn) |
Thổ Nhĩ Kỳ | 400.000 USD | 6 – 8 tháng |
Antigua & Barbuda | 100.000 USD | 3 – 4 tháng |
Dominica | 100.000 USD | 3 tháng |
Grenada | 150.000 USD | 4 – 6 tháng |
St Lucia | 100.000 USD | 3 – 4 tháng |
St Kitts & Nevis | 125.000 USD | 3 – 4 tháng |
Vanuatu | 130.000 USD | 2 – 3 tháng |
Một số quốc gia không trực tiếp cấp quốc tịch diện đầu tư nhưng có triển khai chương trình cấp giấy phép cư trú. Đây cũng là một phương án để có được hộ chiếu quốc gia khác.
– Chương trình Golden Visa Bồ Đào Nha, đầu tư từ 350.000 EUR vào bất động sản và có thể nhập quốc tịch sau 5 năm. Đây được coi là con đường nhanh và đơn giản nhất để có hộ chiếu châu Âu.
– Chương trình Golden Visa Hy Lạp, với mức đâu tư từ 250.000 EUR. Thời gian nhập quốc tịch là sau 7 năm cư trú.
– Mỹ có chương trình EB5 cho người nước ngoài với mức đầu tư từ 800.000 USD và con đường trở thành công dân sau 5 năm.
Trên đây là quy định về việc một người có thể có bao nhiêu quốc tịch, cùng những lưu ý khác Để tìm hiểu về định cư nước ngoài và những diện định cư lao động khác, quý khách vui lòng truy cập website dinhcudaquocgia.com hoặc gọi tới hotline CSKH.