Tin tức định cư đa quốc gia mới nhất!
Canada tiếp tục nới lỏng các chính sách kiểm soát mùa dịch để mở rộng cửa biên giới quốc tế. Đầu tư – định cư Latvia, Bulgaria được chính phủ tuyên bố chấm dứt. Bộ Nội vụ Úc công bố số lượng thị thực định cư năm 2022 – 2023,… là những tin tức định cư đa quốc gia mới nhất mà chắc chắn quý vị quan tâm.
Nội dung chính
Canada không còn yêu cầu xét nghiệm COVID-19 khi nhập cảnh
Thông báo từ Canada cho biết yêu cầu xét nghiệm trước khi nhập cảnh cho hành khách đã được dỡ bỏ vào ngày 1/4. Theo đó, những hành khách đã tiêm đủ liều vắc-xin COVID-19 sẽ không cần xét nghiệm trước khi nhập cảnh thông qua đường hàng không, đường bộ hoặc đường hàng hải.
Lưu ý về việc nhập cảnh Canada:
- Dù đã dỡ bỏ việc cách ly và xét nghiệm, Canada vẫn lưu ý sẽ có thể xét nghiệm PCR ngẫu nhiên đối với một số hành khách đến từ quốc gia bất kỳ. Trong thời gian chờ đợi kết quả, hành khách không cần phải cách ly.
- Những hành khách chưa tiêm chủng đủ liều hoặc chưa tiêm chủng vẫn sẽ cần xét nghiệm PCR.
Để được nhập cảnh Canada, quý vị lưu ý những điều kiện sau (áp dụng với tất cả du khách trên 5 tuổi nhập cảnh):
- Kết quả xét nghiệm nhanh âm tính bởi đơn vị được phê duyệt, xét nghiệm trong vòng 24 giờ trước thời điểm khởi hành hoặc thời điểm nhập cảnh thông qua đường hàng không, đường hàng hải …
- Kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ trước thời điểm khởi hành hoặc thời điểm nhập cảnh thông qua đường hàng không, đường hàng hải …
- Kết quả xét nghiệm dương tính trước 10 ngày và không quá 180 ngày trước thời điểm khởi hành hoặc thời điểm nhập cảnh thông qua đường hàng không, đường hàng hải …
Tất cả các hành khách đều cần khai báo đầy đủ thông tin thông qua ArriveCAN (thông qua trình duyệt hoặc ứng dụng di động). Những hành khách không khai báo sẽ cần xét nghiệm khi nhập cảnh và trải qua 14 ngày cách ly bất kể tình trạng tiêm chủng. Hành khách di chuyển bằng đường hàng hải hoặc đường hàng không cần cập nhật thông tin trên ArriveCAN trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành.
Để hỗ trợ phục hồi kinh tế, cân bằng dân số sau COVID-19, chính quyền Canada đã đưa ra những chính sách đẩy mạnh về di trú trong năm 2022. Trong đó, đáng chú ý là chính sách thu hút 1,3 triệu di dân trong giai đoạn 2022 – 2024, miễn phí bộ hồ sơ thi quốc tịch cho thường trú nhân đủ điều kiện và mở rộng chương trình Express Entry. Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada cũng lưu ý các ứng viên có thể được cộng thêm 50 điểm nếu có trình độ tiếng Pháp tốt (kể cả khi tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai).
Một số chương trình giúp các doanh nhân, nhà quản lý và chuyên gia, chuyên viên người Việt tới Canada dễ dàng có thể kể tên như:
- Chương trình khởi nghiệp – định cư Canada
- Chương trình Express Entry
- Chương trình Doanh nhân Đảo Hoàng tử Edward
Úc công bố số lượng thị thực định cư năm 2022 – 2023
Trong năm chương trình mới 2022 – 2023, Úc sẽ tập trung vào các diện thị thực giúp các nhân sự phù hợp với tiểu bang, chủ lao động nhanh chóng đến Úc để vực dậy kinh tế. Diện thị thực 188 bị cắt giảm chỉ tiêu chỉ còn 70% so với 2021 – 2022. Đây là dấu hiệu cho thấy chương trình sẽ tăng độ cạnh tranh và kéo dài thời gian chờ đợi xét hồ sơ.
Tổng số lượng thị thực định cư cho năm 2022 – 2023 mà Bộ Nội vụ Úc công bố là 160.000. Trong đó, 109.900 suất sẽ dành cho các đương đơn di dân theo diện lao động – tay nghề, kinh doanh. 50.000 còn lại sẽ dành cho diện gia đình.
Số lượng thị thực định cư theo diện lao động – tay nghề, kinh doanh được phân bổ thêm 30.000 thị thực so với năm ngoái. Tuy nhiên, chủ yếu số lượng tăng này được dành cho các diện thị thực bảo lãnh vùng miền, bảo lãnh tiểu bang và chủ lao động bảo lãnh. Điều này cho thấy sự chú trọng của Bộ Nội vụ Úc đối với việc thu hút lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của từng khu vực và lĩnh vực để nhanh chóng vực dậy nền kinh tế Úc. Bên cạnh đó, cũng cần kể đến chương trình thị thực nông nghiệp mới được đưa ra cũng sẽ chiếm lượng lớn số lượng thị thực định cư trong năm 2022 – 2023.
Hiện tại, Bộ Nội vụ chưa công bố số lượng bảo lãnh được cấp cho mỗi bang.
Việt Nam gia nhập chương trình thị thực nông nghiệp Úc
Việt Nam vừa ký thỏa thuận cung cấp lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cho Úc thông qua chương trình thị thực nông nghiệp. Với tin vui này, người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng trình độ chuyên môn sẽ có cơ hội đến Úc nhanh chóng để làm việc và định cư.
Hiện tại, ngành nông nghiệp bao gồm cả đánh bắt thủy hải sản và lâm nghiệp ở Úc thiếu hụt khoảng 20.000 lao động.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Úc, việc mời lao động Việt Nam đến Úc thông qua chương trình thị thực nông nghiệp thuộc khuôn khổ hợp tác chiến lược giữa Úc và Việt Nam. Úc coi đây là một hoạt động chủ chốt trong Chiến lược Kết nối Kinh tế Nâng cao giữa Úc và Việt Nam, được Thủ tướng 2 nước ký kết vào ngày 1/11/2021.
Chương trình thị thực bảo lãnh sẽ giúp những người lao động tay nghề cao, lao động tay nghề bán chuyên và phổ thông đến Úc, tham gia vào đa dạng ngành nghề nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, chăn nuôi lấy lông làm len, ngành đánh bắt thủy hải sản và lâm nghiệp.
Chương trình sẽ giúp đảm bảo duy trì lượng lao động dồi dào cho Úc. Hiện tại, Úc đang nỗ lực để đưa thêm nhiều người lao động di cư đến với các vùng miền. Ở giai đoạn đầu, chương trình thị thực nông nghiệp sẽ chú trọng mời các ứng viên tay nghề phổ thông. Hiện tại, Bộ Ngoại giao và Thương mại đang tích cực thúc đẩy đàm phán với những chủ lao động được phê duyệt và các công ty tuyển dụng để tuyển người lao động. Úc cũng sẽ nỗ lực để giúp những người lao động sớm ổn định cuộc sống và đóng góp vào ngành nông nghiệp trong nước.
Đầu tư – định cư Latvia chấm dứt
Đầu tư – định cư Latvia vừa được chính phủ tuyên bố chấm dứt. Giờ đây, các nhà đầu tư mong muốn lấy Thị thực Vàng, thẻ Thường trú (PR) châu Âu còn các lựa chọn đầu tư – định cư Ireland, Hy Lạp, Slovakia, Bồ Đào Nha, Malta. Đặc biệt, đầu tư – nhập tịch Montenegro là cơ hội duy nhất để quý nhà đầu tư trở thành công dân châu Âu (khi quốc gia này chính thức gia nhập EU vào năm 2025).
Vào cuối tháng 3, Hội đồng châu Âu (EC) đã đưa ra thông báo tới chính quyền tất cả các quốc gia thành viên, yêu cầu chấm dứt các chương trình đầu tư – nhập tịch, hay còn gọi là chương trình Hộ chiếu Vàng. Bên cạnh đó, EC cũng thúc giục các quốc gia không cấp thị thực cho công dân Nga và Belarus.
Đây là một loạt các động thái để EC kiểm soát ngành kinh doanh đầu tư – định cư trị giá tỷ USD của các quốc gia thành viên, vốn được EC đánh giá sẽ mang lại những rủi ro an ninh cao cho khối EU. Từ năm 2011, đầu tư – nhập tịch ước tính đã mang lại doanh thu tới 20 tỷ EUR cho các quốc gia. Trong đó, nhà đầu tư và gia đình khi trở thành công dân một quốc gia sẽ nghiễm nhiên được hưởng quyền công dân của EU. Dù mang lại nhiều giá trị, ngành này vẫn chưa được kiểm soát và quy định chặt chẽ bởi các lãnh đạo của Hội đồng châu Âu.
Nhận thấy việc chấm dứt đột ngột chương trình đầu tư – định cư sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các quốc gia, lãnh đạo EC sẽ áp dụng những biện pháp chấm dứt lần lượt, dàn trải cho các chương trình. Sau khi chương trình đầu tư – nhập tịch CH Síp ngưng, đầu tư – nhập tịch Bulgaria và đầu tư – định cư Latvia cũng lần lượt chính thức chấm dứt. Chính quyền Malta cũng cam kết sẽ sớm đóng cửa chương trình đầu tư – nhập tịch Malta trong thời gian tới. Khả năng cao, các chương trình đầu tư – lấy thường trú nhân châu Âu sẽ vẫn được duy trì, tuy nhiên với những điều kiện khắt khe và đặt dưới sự kiểm soát của EC.
Bên cạnh việc tác động để ngưng các chương trình đầu tư – nhập tịch của các quốc gia thành viên, EU cũng thành công trong việc cảnh báo các quốc gia khác không triển khai chương trình đầu tư – nhập tịch. Điển hình là trường hợp của Albania, khi EU cảnh báo chính phủ quốc gia này về việc triển khai chương trình đầu tư – nhập tịch sẽ ảnh hưởng đến tiến trình gia nhập EU. Moldova cũng phải đóng cửa chương trình đầu tư – nhập tịch do những áp lực cắt giảm viện trợ tài chính từ EU.
Đầu tư – định cư Bulgaria sẽ chấm dứt
Dưới sức ép của Ủy ban châu Âu trong thời gian gần đây, sau nhiều lần chính phủ nhóm họp, Bulgaria đã quyết định sẽ chấm dứt chương trình đầu tư – nhập tịch.
Như đưa tin trước đây, đầu năm 2021, Quốc hội Bulgaria đã phê duyệt Đạo luật Quốc tịch Bulgaria mới. Trong đó, chương trình đầu tư – định cư Bulgaria sẽ:
- Bổ sung thêm các lựa chọn đầu tư
- Không cho phép đầu tư trái phiếu chính phủ
- Mức đầu tư tối thiểu 500.000 EUR (tăng gấp đôi lên 1 triệu EUR nếu lựa chọn lộ trình tăng tốc)
- Tăng yêu cầu đầu tư tối thiểu vào cổ phiếu
- Duy trì lộ trình chuẩn song song với lộ trình tăng tốc
- Tiến trình xử lý hồ sơ sẽ được đẩy nhanh hơn
Nhà đầu tư cũng có thể chọn tăng tốc thời gian chính phủ Bulgaria xử lý hồ sơ thông qua việc đầu tư gấp đôi mức quy định. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau đó, Bulgaria đã ra quyết định sẽ chấm dứt chương trình đầu tư – nhập tịch dưới áp lực của Ủy ban châu Âu (EC). Thông tin này đã được xác nhận và chờ chính thức triển khai với chữ ký của Tổng thống Bulgaria.
Đáng lưu ý, chính phủ Bulgaria cũng sẽ ngưng xét duyệt những bộ hồ sơ đang chờ đợi kết quả. Kể từ khi ra mắt chương trình vào năm 2013, đã có hơn 100 nhà đầu tư đến từ Nga, Trung Quốc và Trung Đông trở thành công dân châu Âu thông qua chương trình “hộ chiếu vàng” Bulgaria. Tổng số nhà đầu tư được nhập tịch thông qua tất cả các chương trình “hộ chiếu vàng” trên toàn châu Âu lên đến 130.000 người.
EC sẽ mạnh tay hơn với những thành viên bán quốc tịch. Trước đây, EC đã tiến hành thanh tra các hoạt động chương trình đầu tư – nhập tịch của Malta và Síp. Bulgaria do đã báo cáo lên EC sẽ tự nguyện ngưng chương trình nên không bị điều tra trong cùng đợt. Tuy nhiên, trong cuộc họp tháng trước của Hội đồng châu Âu, ông Didier Reynders, phụ trách Tư pháp của Ủy ban châu Âu đã thúc giục chính phủ Bulgaria xác nhận sẽ dừng chương trình đầu tư – nhập tịch.
Bên cạnh việc tác động để ngưng các chương trình đầu tư – nhập tịch của các quốc gia thành viên, EU cũng thành công trong việc cảnh báo các quốc gia khác không triển khai chương trình đầu tư – nhập tịch. Điển hình là trường hợp của Albania, khi EU cảnh báo chính phủ quốc gia này về việc triển khai chương trình đầu tư – nhập tịch sẽ ảnh hưởng đến tiến trình gia nhập EU. Moldova cũng phải đóng cửa chương trình đầu tư – nhập tịch do những áp lực cắt giảm viện trợ tài chính từ EU.
Trên đây là tin mới đáng chú ý về định cư các quốc gia. Để tìm hiểu về định cư Úc và những diện định cư lao động khác, quý khách vui lòng truy cập website dinhcudaquocgia.com hoặc gọi tới hotline CSKH.