Tìm hiểu về quy định cấp giấy phép lao động cho người định cư Síp
Định cư Síp trong những năm gần đây đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu cho các đối tượng định cư Châu Âu nói riêng và những người có mong muốn định cư nước ngoài nói chung. Với sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt thì Síp đang tạo rất nhiều cơ hội việc làm cho người định cư. Tuy nhiên, trong nội dung chia sẻ dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc các quy định về cấp giấy phép lao động cho người định cư Síp. Cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Nội dung chính
Tổng quan về định cư lao động Síp
Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được thì biết rằng hiện nay, phần lớn hầu hết các doanh nghiệp được thành lập bởi người nước ngoài. Và doanh nghiệp đó được liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp giải trí, ăn uống. Tiếp theo ngay sau đó chính là đầu từ và bất động sản. Bên cạnh đó thì vẫn còn rất nhiều các ngành nghề khác.
Nhưng theo thống kê thì đa phần người định cư Síp khi đến với quốc gia này thường tìm việc làm hoặc bắt đầu kinh doanh với các ngành nghề như: du lịch, công nghệ thông tin, xây dựng.
Quy định về giấy phép lao động cho người định cư Síp
Tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau mà giấy phép lao động cộng hòa Síp được cấp cho từng đối tượng lại khác nhau. Cụ thể:
Đối với công dân EU
Síp gia nhập vào liên minh EU từ năm 2004. Kể từ đó, Síp thuộc công dân của khu vực kinh tế Châu Âu EEA, bao gồm tất cả các nước thuộc khu vực EU được đảm bảo quyền tự do về việc làm tại Síp nói riêng và tại tất cả các nước trong khu vực EU nói chung.
Nếu bạn đã là công dân của một nước thuộc khối EU thì bạn có thể nhập quốc tịch Síp chỉ bằng hộ chiếu hoặc bằng chứng minh nhân dân và tìm việc làm trong thời gian tối đa là 90 ngày. Tuy nhiên, nếu ý định của bạn là ở lại trong nước, lam việc, bắt đầu kinh doanh, nghiên cứu hay ngay cả các đối tượng nghỉ hưu thì bạn cần phải bắt đầu quá trình nộp đơn xin giấy cấp phép cư trú tạm thời trong thời gian càng sớm càng tốt.
Với trường hợp nếu bạn đang làm việc trong một khoảng thời gian cố định tại Síp cho một công ty nước ngoài thì chủ lao động của bạn sẽ là người trực tiếp sắp xếp đơn của bạn để xin cho bạn giấy cư trú.
Với trường hợp sẽ làm việc tại Síp dưới 90 ngày thì theo quy định yêu cầu bạn cần phải khai báo thực tế với cục xuất nhập cảnh trong vòng 8 ngày kể từ ngày mà bạn kê khai trên mẫu 2DECL.
Đối với các đối tượng là công dân EEA đã về hưu, các hoạt động không cần đến visa trước khi chuyển đến Síp. Nhưng các đối tượng này thì lại cần đến giấy phép tạm trú loại F. Còn nếu bạn có kế hoạch nghỉ hưu tại Síp thì cần phải viết đơn này ngay sau khi bạn đến. Bởi theo quy định thì bạn được phép sinh sống tại Síp tối đa 90 ngày mà không cần phải có giấy phép cư trú. Tuy nhiên, hạn chế là quá trình đăng ký có thể khiến bạn mất hơn 1 tháng. Do vậy cần phải cân nhắc yếu tố này.
Với người định cư Síp không thuộc EU
Đối với công dân không thuộc khu vực EU thì quy định về cấp giấy phép lao động như thế nào? Chắc chắn đây sẽ là một vấn đề đang nhận được không ít sự quan tâm của dân định cư. Vậy câu trả lời là sao?
Với các đối tượng không thuộc khu vực EU, nếu có dự định làm việc tại Síp thì yêu cầu bắt buộc cần phải có giấy phép lao động trước khi đến nước này. Để được cấp giấy phép lao động thì bộ lao động buộc phải hài lòng rằng bất kể công dân Síp nào hay một công dân nào thuộc khu vực EU đều không có sẵn để thực hiện công việc.
Đối tượng không thuộc khu vực EU khi xin giấy phép lao động thì có hai loại giấy phép, đó là:
- Executive (Điều hành): dành cho đối tượng là giám đốc hoặc đối tác của các công ty đã đăng ký với công ty đăng ký công ty tại Síp, cũng như là các nhà quản lý của các công ty quốc tế có văn phòng được đặt tại Síp
- Non-executive (Không điều hành): dành cho đối tượng là ác nhân viên quản lý, chuyên nghiệp, hành chính, kỹ thuật và thư ký khác
Với các đối tượng không thuộc khu vực liên minh EU khi xin giấy cấp phép lao động thì giấy có hiệu lực trong khoảng thời gian từ 3 tháng cho đến 1 năm. Có thể gia hạn tùy theo công việc.
Quy trình xin giấy phép lao động Síp
Bước 1: Mở hồ sơ tại Bộ lao động Cộng hòa Síp
Bước này được thực hiện bởi chủ doanh nghiệp/người sử dụng lao động tại Síp. Các tài liệu được yêu cầu nộp cho Bộ Lao động Cộng hòa Síp là:
- Mẫu M58
- Mẫu M64
- Bản sao các trang hộ chiếu của người lao động, ngày hết hạn không được sớm hơn thời gian làm việc dự kiến theo Hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động ban đầu được đóng dấu bởi IRD
- Phiếu lý lịch tư pháp sạch của người lao động
- Giấy khám sức khỏe của người lao động
- Thư bảo lãnh của Ngân hàng cho 350 – 850 EUR , tùy thuộc vào quốc gia xuất xứ của người lao động để trang trải chi phí hồi hương, có hiệu lực ít nhất 2 tháng so với thời gian làm việc dự kiến.
- Danh sách nhân sự của doanh nghiệp (hiện có + ứng viên mới). Giấy chứng nhận khai thuế của công ty do Cục thu nhập nội bộ cấp
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty trong năm trước, bao gồm báo cáo của kiểm toán viên về khả năng tồn tại của công ty (nếu chưa thuộc sở hữu của Bộ di trú).
- Lệ phí 34,17 EUR/đơn
Bước 2: Nộp đơn xin giấy phép làm việc cho người định cư Ireland
Sau khi nhận được thư giới thiệu từ Bộ Lao động, người sử dụng lao động có thể tiến hành nộp đơn lên Cục Đăng ký và Di trú (The Civil Registry and Migration Department) để xin giấy phép làm việc cho người định cư Síp.
Giấy phép thường được cấp trong khoảng 4 – 6 tuần sau khi nộp đơn. Thời hạn giấy phép lao động là 4 năm ( 6 năm đối với người làm chăn nuôi và nông nghiệp).
Bước 3: Lấy giấy phép cư trú
Sau khi có giấy phép lao động, người lao động định cư Síp có thể có được giấy phép cư trú có giá trị trong thời gian lên tới 1 năm. Giấy phép cư trú được phép gia hạn. Số lần giấy phép có thể được gia hạn và thời gian gia hạn tùy thuộc vào mục đích của giấy phép.
Để gia hạn giấy phép tạm trú và giấy phép lao động của người nước ngoài, bạn sẽ phải nộp mẫu đơn M.61 qua Chi cục Nước ngoài và Di trú tại sở Cảnh sát và phải trả một khoản phí là 20 bảng Síp. Trước khi nộp đơn, người nước ngoài được đăng ký tại Chi cục Nước ngoài và Di trú tại sở Cảnh sát .
Các giấy tờ cần thiết bao gồm: hộ chiếu của người nước ngoài, ba tấm hình của người đó và một khoản phí 20 bảng Síp.
Điều kiện xin giấy phép lao động Síp
Doanh nghiệp
Để được phê duyệt Giấy phép lao động cho người định cư Síp, doanh nghiệp tại Síp phải đảm bảo điều kiện sau:
- Không có sẵn nhân viên địa phương có trình độ phù hợp; để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người sử dụng lao động.
- Tiết kiệm và sử dụng tốt hơn lực lượng lao động địa phương.
- Cải thiện điều kiện làm việc tại nơi làm việc.
- Cam kết Điều khoản và điều kiện làm việc của người nước ngoài tương đồng với người Síp bản địa
- Trong trường hợp giấy phép lao động được khuyến nghị sử dụng lao động cho người nước ngoài có kỹ năng và kiến thức đặc biệt mà người Síp không đặt ra, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đặt tên cho một người Síp sẽ được đào tạo trong thời gian làm việc của người nước ngoài.
Quý khách tham khảo thêm tại ĐÂY.
Nhà tuyển dụng
Điều kiện dành cho nhà tuyển dụng tại Síp:
- Chứng minh thu nhập hợp pháp:
- Thu nhập từ việc làm toàn thời gian
- Thu nhập từ các nguồn ổn định và hợp pháp khác;
- Chi phí sinh hoạt;
- Sở hữu một bất động sản để sống cùng gia đình;
- Các hoạt động tài chính của công ty hoặc doanh nghiệp nếu người nộp đơn là chủ doanh nghiệp.
- Trình độ tiếng Hy Lạp A2 và có kiến thức về lịch sử, xã hội Síp. Trong trường hợp đặc biệt, các yêu cầu này có thể được miễn.
- Có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm liên quan đến công dân Síp
Trên đây là một số những chia sẻ về quy định xin cấp giấy phép lao động dành cho các đối tượng định cư Síp. Để tìm hiểu thêm các thông tin về định cư lao động, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline CSKH 24/7.