Tất tần tật thông tin về quốc tịch Hoa Kỳ và thi quốc tịch Hoa Kỳ
Lợi ích của việc có quốc tịch Hoa Kỳ là gì? Điều kiện giúp người định cư nhập quốc tịch Mỹ? Quy trình thi quốc tịch Mỹ thế nào? Thời gian và chi phí để nhập quốc tịch Mỹ? Các con đường nhập quốc tịch Hoa Kỳ cho người Việt Nam
Nội dung chính
10 lợi ích của người có Quốc tịch Hoa Kỳ
Quốc tịch là một khái niệm pháp lý chỉ quyền và nghĩa vụ của một cá nhân đối với quốc gia mà họ sinh ra hoặc đã được cấp quyền sở hữu theo luật pháp của quốc gia đó. Nó cho phép cá nhân đó được bảo vệ và hưởng những quyền lợi và đặc quyền của quốc gia, bao gồm quyền tham gia bầu cử, tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, tài chính và hưởng lợi từ các chính sách và chương trình của quốc gia đó.
Quốc tịch thường được thể hiện bằng một loại giấy tờ, chẳng hạn như hộ chiếu hoặc thẻ căn cước, và có thể đổi quốc tịch nếu các điều kiện và quy định pháp lý được đáp ứng.
Quốc tịch Mỹ là một trong những quốc tịch “quyền lực nhất” mà nhiều người không sinh ra ở Mỹ, không có cha mẹ mang quốc tịch Mỹ đang theo đuổi. Dưới đây là 10 lý do mà quốc tịch Mỹ lại được ao ước như vậy.
Cư trú hợp pháp tại Hoa Kỳ
Quý vị có thể sống và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ. Công dân Hoa Kỳ được bảo vệ không bị giam cầm và trục xuất vì lý do nhập cư. Quý vị không bị trục xuất về nước vì lý do vi phạm một số luật lệ của Hoa Kỳ. Công dân Hoa Kỳ không cần thiết phải mang bằng chứng về quốc tịch, trừ khi đi vào hoặc rời khỏi nước.
Thường trú nhân hợp pháp (LPR) được phép sống và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ nhưng cần phải luôn mang theo thẻ xanh. Thường trú nhân cũng phải gia hạn thẻ xanh.
Không có khả năng bị trục xuất
Mặc dù người sở hữu thẻ xanh (thường trú nhân) Mỹ có tình trạng nhập cư vĩnh viễn nhưng họ vẫn có thể bị trục xuất vì những lý do như phạm tội nghiêm trọng. Trở thành công dân Mỹ, bạn được bảo vệ mạnh mẽ hơn trong xã hội và có thể không bị trục xuất.
Xem thêm:
- Định cư Mỹ: Thông tin và những lưu ý để được cấp thẻ xanh nhanh chóng
- Định cư Mỹ: Thông tin và những lưu ý để được cấp thẻ xanh nhanh chóng
Quốc tịch Mỹ cho con của quý vị
Quý vị có thể xin quốc tịch cho con dưới 18 tuổi. Con của công dân Hoa Kỳ, được sinh ra tại Hoa Kỳ hay ở nước ngoài, đương nhiên mang quốc tịch Hoa Kỳ. Con của công dân nhập tịch đương nhiên có quyền công dân phái sinh. Con hiện tại và sau này của quý vị sẽ nhận được sự bảo vệ nếu có quốc tịch Hoa Kỳ.
Đem gia đình đến Hoa Kỳ
Quý vị có thể nộp đơn xin mang thân nhân đến sống lâu dài tại Hoa Kỳ. Quý vị có thể bảo lãnh vợ/chồng, con cái chưa lập gia đình dưới 18 tuổi và cha mẹ với tư cách là thường trú nhân có thẻ xanh. Số lượng thị thực người thân trực hệ không bị hạn chế đối với người mang quốc tịch Hoa Kỳ, do vậy quý vị không phải chờ cho đến khi có thị thực.
Công dân Hoa Kỳ cũng được ưu tiên khi nộp đơn xin mang con cái và anh chị em ruột đã trưởng thành đến Hoa Kỳ.
Đi du lịch với hộ chiếu Hoa Kỳ
Quý vị có thể nộp đơn xin hộ chiếu Hoa Kỳ. Quý vị sẽ không bị giới hạn thời gian đi du lịch trong năm được cấp. Chẳng hạn, người có thẻ xanh đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ trên một năm phải nộp đơn xin trở lại Hoa Kỳ. Công dân Hoa Kỳ kèm theo hộ chiếu không bị từ chối khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Người mang hộ chiếu Hoa Kỳ thông thường được kiểm tra an ninh nhanh hơn ở sân bay và cửa khẩu Hoa Kỳ. Công dân Hoa Kỳ cũng được các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ hỗ trợ khi đi ra nước ngoài. Đi du lịch với hộ chiếu Hoa Kỳ giúp quý vị thực hiện những chuyến đi ngắn đến hơn 160 quốc gia mà không cần thị thực.
Nhận các phúc lợi của chính phủ
Quý vị sẽ dễ dàng nhận được phúc lợi công của liên bang để chi trả các nhu cầu cơ bản. Người chưa có quốc tịch chịu nhiều hạn chế hơn. Quý vị có thể nhận được các phúc lợi công như Trợ cấp Y tế và Phiếu Thực phẩm. Trợ cấp Y tế giúp việc bảo hiểm y tế được miễn phí hoặc chi trả ở mức phí thấp đối với người có thu nhập thấp. Phiếu thực phẩm giúp người dân có thu nhập thấp chi trả thực phẩm.
Công dân Mỹ và con cái của họ được hưởng nhiều ưu đãi về học phí. Mỹ là nơi có một trong những hệ thống giáo dục nổi tiếng nhất thế giới, đặc biệt là ở các trường cao đẳng và đại học. Công dân Mỹ có quyền nhận các khoản trợ cấp do chính phủ cấp cho giáo dục, đối với thường trú nhân thì không được. Nhiều học bổng do nhiều trường hoặc tổ chức tư nhân cấp khác nhau cũng yêu cầu sinh viên phải là công dân Mỹ.
Quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử
Quý vị có thể bỏ phiếu tại mọi cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương. Người có quốc tịch có tiếng nói trong việc bầu các lãnh đạo chính phủ như tổng thống, thượng nghị sĩ, nghị viên, thống đốc và thị trưởng. Việc bỏ phiếu cho phép quý vị chọn lựa người gánh vác các giá trị và mối quan tâm của quý vị. Người nhập cư chưa có quốc tịch chỉ có thể bỏ phiếu trong một số cuộc bầu cử tại địa phương.
Làm việc trong cơ quan công quyền
Quý vị có thể nộp đơn xin việc ở các cơ quan chính phủ. Đa số các công việc ở cơ quan công quyền cấp liên bang đòi hỏi người xin việc phải có quốc tịch Hoa Kỳ. Một số công việc cấp tiểu bang và địa phương cũng yêu cầu người nộp đơn xin việc phải có quốc tịch Hoa Kỳ. Nhiều nhà tuyển dụng trong lĩnh vực tư nhân cũng ưu tiên chọn công dân Hoa Kỳ.
Công dân Hoa Kỳ cũng có quyền phục vụ trong bồi thẩm đoàn.
Quý vị có thể được bầu làm đại diện cho cộng đồng của quý vị. Chỉ có công dân Hoa Kỳ mới được làm việc tại một số cơ quan công quyền như Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ. Hiện nay, người nhập cư như nghị sĩ Ilhan Omar, đại diện hơn 14% tại Quốc hội. Chạy đua vào cơ quan công cộng là một cách có tiếng nói cho cộng đồng của quý vị.
Nộp đơn xin học bổng và trợ cấp liên bang
Quý vị cũng đủ điều kiện để nhận một số học bổng và trợ cấp của liên bang. Học bổng Fulbright, Gilman và Học bổng Ngôn ngữ Quan trọng là ví dụ về các chương trình có sẵn chỉ dành cho công dân Hoa Kỳ.
Thêm các cơ hội
Công dân Hoa Kỳ có cơ hội tìm việc làm và thông thường có thu nhập bình thường cao hơn người không phải là công dân Hoa Kỳ. Họ có nhiều khả năng sở hữu nhà ở.
Lợi ích của quốc tịch cho phép quý vị có cảm giác tốt hơn về cộng đồng và tài sản.
Điều kiện giúp người định cư nhập quốc tịch Mỹ
Điều kiện chung
- Kiến thức Anh ngữ và hiểu biết về lịch sử, chính quyền Hoa Kỳ.
- 18 tuổi trở lên, trừ khi được miễn vì đang ở trong quân đội Hoa Kỳ.
- Trung thành với Hiến Pháp và sẵn sàng gia nhập quân đội Hoa Kỳ.
- Phải có đạo đức tốt không vi phạm luật hình sự như khai gian, trộm cắp, bị trục xuất, dùng giấy tờ giả, đánh bài bất hợp pháp, buôn bán chất cấm…
- Là thường trú nhân Mỹ có thẻ xanh Mỹ ít nhất 5 năm (cần ở Mỹ 2,5 năm), hoặc 3 năm (cần ở Mỹ 18 tháng) nếu kết hôn với 1 công dân Mỹ.
Điều kiện Anh ngữ
Đối với nhiều người xin nhập quốc tịch, đòi hỏi khó khăn nhất là tiếng Anh. Vậy có bao nhiêu “vốn” tiếng Anh là đủ? Hãy luôn nhớ rằng, bạn sẽ được trắc nghiệm tiếng Anh khi vào phỏng vấn thi quốc tịch. Khi ấy, một nhân viên sở di trú sẽ hỏi bạn những câu hỏi căn cứ vào đơn của bạn, để chắc chắn rằng bạn hiểu tiếng Anh và để xem bạn có muốn thay đổi điều gì so với đơn xin nhập tịch của bạn.
Nhân viên di trú cũng sẽ yêu cầu bạn đọc và viết một câu bằng tiếng Anh. Nếu bạn không thể làm được điều này, bạn sẽ không được chấp thuận cho nhập quốc tịch, tuy nhiên bạn sẽ được sắp xếp đi phỏng vấn lần thứ hai vào một ngày nào sau đó, vì vậy hãy học tiếng anh thật kỹ trước khi bạn đi phỏng vấn thi quốc tịch.
Tóm lại, để trở thành công dân Hoa Kỳ, ngoài các yếu tố về thời gian định cư, các ứng viên phải có khả năng nói, đọc và viết tiếng Anh ở mức căn bản. Có nghĩa là giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ lớp 3. Ví dụ, nếu bạn có thể trò chuyện bằng tiếng Anh với một em 8-9 tuổi, thì bạn có thể đã đủ điều kiện.
Điều kiện miễn giảm cho thành phần đặc biệt khi xin nhập quốc tịch Mỹ
Một số trường hợp được miễn thi bằng tiếng Anh, tuy nhiên đương đơn vẫn phải thi bằng tiếng Việt. Và nếu được miễn thi tiếng Anh, thì bạn vẫn phải nhờ một người đi cùng để thông dịch phần kiểm tra kiến thức về lịch sử và chính quyền. Những trường hợp được qui định miễn giảm trong luật nhập quốc tịch Mỹ gồm:
- Trên 50 tuổi và bạn là thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm.
- Trên 55 tuổi và bạn là thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 15 năm.
- Trên 65 tuổi và bạn là thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm. Ngoài ra, diện này sẽ còn được xem xét đặc biệt khi thi về lịch sử và chính quyền Hoa Kỳ.
Với những trường hợp bị khuyết tật không thể đến nơi phỏng vấn thì có thể được sắp xếp một cuộc phỏng vấn đặc biệt. Đó là những khuyết tật nghiêm trọng về thể chất, tâm thần, hoặc phát triển khiến bạn hoặc không học được tiếng Anh hoặc không chứng minh được các kỹ năng tiếng Anh. Để hội đủ điều kiện, tình trạng khuyết tật phải nghiêm trọng hơn chứ không chỉ đơn giản là “tuổi già” hay “kém trí nhớ”.
Quy trình thi quốc tịch Mỹ
Về cơ bản, quy trình nhập quốc tịch Mỹ bao gồm những bước sau:
Bước 1: Xác định xem bạn đã là công dân Hoa Kỳ chưa
- Nếu bạn không phải là nhận được quốc tịch do sinh tại Hoa Kỳ hoặc không tự động nhận được quốc tịch Hoa Kỳ từ cha/mẹ sau khi sinh, bạn sẽ đi đến bước tiếp theo
Bước 2: Xác định xem bạn có đủ điều kiện để trở thành công dân Hoa Kỳ không
Bước 3: Chuẩn bị Form N-400 (Đơn xin nhập tịch)
- Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn để hoàn tất Form N-400, đồng thời thu thập tất cả các giấy tờ cần thiết để chứng minh rằng mình đủ điều kiện nhập quốc tịch
Bước 4: Nộp đơn N-400 và đóng phí
- Đơn N-400 được nộp online nên bạn cũng có thể đóng phí online. Sau khi nộp đơn N-400, bạn sẽ nhận được Receipt Notice (Biên nhận hồ sơ từ USCIS), bạn có thể kiểm trả tình trạng hồ sơ và thời gian xử lý hồ sơ của bạn.
Bước 5: Thực hiện việc lấy sinh trắc học (nếu có)
- Nếu bạn cần phải lấy sinh trắc học, USCIS sẽ gửi cho bạn một lịch hẹn trong đó có thông tin về ngày, giờ và địa điểm lấy sinh trắc học. Hãy đến địa điểm được chỉ định vào thời gian được sắp xếp và thực hiện lấy sinh trắc học.
Bước 6: Hoàn thành buổi phỏng vấn nhập tịch
- Khi tất cả các quy trình sơ bộ về hồ sơ của bạn hoàn tất, USCIS sẽ lên lịch phỏng vấn bạn để hoàn tất quá trình nhập tịch. Bạn phải thông báo cho văn phòng USCIS vào ngày và giờ trên thông báo cuộc hẹn của bạn. Vui lòng mang theo thông báo cuộc hẹn. Đồng thời, hãy mang theo lịch phỏng vấn khi đến văn phòng USCIS
Bước 7: Nhận quyết định từ USCIS về kết quả của Form N-400
- USCIS sẽ gửi quyết định về hồ sơ của bạn qua thư. Nếu bạn nộp đơn N-400 online, bạn cũng có thể nhận được kết quả bằng cách đăng nhập vào tài khoản của bạn.
Bước 8: Nhận thông báo về việc thực hiện “Lời thề trung thành với nước Mỹ”
- Nếu USCIS chấp thuận đơn N-400, bạn cũng có thể sẽ tham dự buổi tuyên thệ nhận quốc tịch vào cùng ngày phỏng vấn. Nếu không, USCIS gửi thông báo về thời gian và địa điểm thực hiện tuyên thệ qua thư cho bạn. Nếu bạn nộp đơn N-400 online, bạn cũng có thể đăng nhập vào tài khoản để nhận thông báo.
Bước 9: Tuyên thệ trung thành với Hoa Kỳ
- Bạn sẽ không phải là công dân Hoa Kỳ cho đến khi bạn Tuyên thệ trung thành tại buổi lễ nhập tịch. Cụ thể, bạn sẽ:
- Hoàn thành Form N-445 (Thông báo về Lễ Tuyên thệ Nhập tịch)
- Báo cáo cho buổi lễ nhập tịch và đăng ký với USCIS. Viên chức USCIS sẽ xem xét các câu trả lời của bạn với Form N-445
- Nộp lại thẻ thường trú nhân
- Tuyên thệ trung thành để trở thành công dân Hoa Kỳ
- Nhận chứng chỉ Nhập tịch, kiểm tra và thông báo cho USCIS về bất kỳ sai sót trên chứng chỉ (nếu có) trước khi bạn rời khỏi địa điểm buổi lễ
Bước 10: Hiểu quốc tịch Hoa Kỳ
- Quyền công dân là sợi dây chung kết nối tất cả người Mỹ. Hãy xem danh sách về những quyền và nghĩa vụ quan trọng nhất mà mọi công dân nên thực hiện và tôn trọng.
Phỏng vấn nhập quốc tịch Mỹ có khó không?
Phỏng vấn là một trong những phần quan trọng của thủ tục để trở thành công dân Mỹ. Dưới đây là các bài kiểm tra sẽ xuất hiện trong buổi phỏng vấn.
Trong buổi phỏng vấn, nhân viên của USCIS sẽ đặt một số câu hỏi và cho bạn làm các bài kiểm tra tiếng Anh, bài kiểm tra công dân. Đối với bài kiểm tra tiếng Anh sẽ có 3 phần: nói, đọc và viết. Nội dung của các bài kiểm tra này nói về chủ đề công dân và lịch sử nước Mỹ. Riêng với bài kiểm tra công dân; bạn sẽ phải trả lời tối đa 10 câu trong 100 câu hỏi; bạn cần phải trả lời đúng ít nhất là 6 câu.
Thời gian và chi phí để nhập quốc tịch Mỹ
Sau khi đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời của câu hỏi bao lâu mới được nhập quốc tịch Mỹ. Toàn bộ quy trình sẽ mất khoảng từ 8 đến 12 tháng. Thời gian xử lý có thể ngắn hoặc dài đối với mỗi đối tượng khác nhau. Thời gian xử lý chung có thể được tra cứu trên trang web của Sở Di trú Hoa Kỳ.
Chi phí cho quy trình này là 725 Đô la Mỹ, bao gồm:
- Quy trình xử lý đơn xin nhập cư là 640 Đô la Mỹ.
- Phí sinh trắc học là 85 Đô la Mỹ.
Các con đường nhập quốc tịch Hoa Kỳ cho người Việt Nam
Có 3 cách thức nhập quốc tịch Hoa Kỳ an toàn mà bạn có thể lựa chọn tùy thuộc vào từng trường hợp và khả năng của bạn, bao gồm:
- Định cư Mỹ theo diện đầu tư EB-5
- Định cư Mỹ theo diện làm việc: visa EB-1, EB-2, EB-3 và EB-4
- Định cư Mỹ theo diện bảo lãnh gia đình, gồm có các trường hợp như sau:
Ai không nên nhập tịch Mỹ
Như đã nói ở trên, có rất nhiều lý do chính đáng để thường trú nhân xin quốc tịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên làm việc này.
Quyết định này chỉ phù hợp với những thường trú nhân đã đảm bảo thời gian sinh sống tại Mỹ theo quy định, có nhân cách tốt, và trong phần lớn tình huống, thường trú nhân cũng phải có vốn Tiếng Anh nhất định để vượt qua bài kiểm tra công dân.
Và quan trọng nhất, khi bạn nhập tịch, bạn phải đi kiểm tra dấu vân tay với FBI để xem xét lại toàn bộ lý lịch của bạn trong suốt thời gian sống ở Mỹ để xem xét. Nếu chẳng may trong thời gian nhập cư này bạn đã vi phạm một số lỗi thì khả năng bị bác đơn xin quốc tịch là rất lớn.
Hàng năm có rất nhiều người thi quốc tịch với hy vọng trở thành công dân Mỹ nhưng lại kết thúc với việc bị trục xuất khỏi Mỹ. Bất cứ sự thiếu sót, sai thông tin xin visa, thẻ xanh đều làm tăng nguy cơ bạn bị trục xuất khỏi Mỹ. Do đó nếu đã từng phạm tội trước đó hoặc vi phạm luật nhập cư, bạn nên yêu cầu FBI cung cấp dữ liệu vân tay của bạn trước và chuyển cho luật sư di trú tư vấn để lường trước mọi rủi ro khi nhập tịch.
Trên đây là thông tin đầy đủ về việc thi quốc tịch Mỹ, cùng những lưu ý khi quyết định định cư và nhập tịch mỹ. Để tìm hiểu về định cư Úc và những diện định cư lao động khác, quý khách vui lòng truy cập website dinhcudaquocgia.com hoặc gọi tới hotline CSKH.