Những điều cần biết về định cư Ba Lan – Điều kiện định cư Ba Lan
Ba Lan là một quốc gia hấp dẫn nhưng khó định cư. Vậy điều kiện định cư Ba Lan là gì? Giấy tờ định cư gồm những gì? Xin PR Ba Lan ở đâu? Lệ phí xin cấp PR định cư Ba Lan là bao nhiêu?
Nội dung chính
Có nên định cư tại Ba Lan không?
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với vị trí địa lý thuận lợi nằm tại trung tâm của châu Âu, Ba Lan có nhiều cơ hội trong giao lưu cùng với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội… Là một thành viên của liên minh châu Âu EU, Ba Lan đang có tiềm năng về phát triển đến các lĩnh vực kinh tế, sẽ là một cơ hội rất tốt cho bạn phát triển sự nghiệp của mình. Định cư Ba Lan là một lựa chọn lý tưởng.
Ba Lan là thành viên của Liên minh châu Âu (EU)
Ba Lan đang có tiềm năng về phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực trong nền kinh tế, kéo theo sự gia tăng nhu cầu về nguồn nhân lực lao động. Hiện nay, theo quy định mới của Chính phủ Ba Lan, người nước ngoài có thể ở lại Ba Lan làm việc được dễ dàng hơn.
Ba Lan sở hữu vị trí địa lý thuận lợi
Ba Lan nằm ngay trung tâm châu Âu, điều này mang lại nhiều cơ hội giao lưu văn hóa, xã hội và phát triển kinh tế. Hơn nữa, với quốc tịch và hộ chiếu Ba Lan, bạn có thể tự do đi lại giữa các nước châu Âu để trải nghiệm nhiều điều mới mẻ.
Chính sách mở cửa của Chính phủ Ba Lan cho du học sinh
Chính sách mới của Chính phủ Ba Lan cho phép du học sinh làm việc quanh năm mà không cần phải có giấy phép lao động. Đây là cơ hội tốt để sinh viên tìm kiếm một công việc phù hợp, có nhiều thời gian để làm việc và tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tiễn hơn. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh rất tốt cho sinh viên sau khi ra trường ứng tuyển công việc tương lai.
Hơn nữa, quá trình học và làm việc có thể kéo dài lên đến 5 năm sẽ giúp sinh viên có thời gian và cơ hội tìm được một công việc cố định và lâu dài ở một công ty để có thể tiến tới định cư tại Ba Lan.
Bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề nhà tuyển dụng
Với chính sách mở cửa của Chính phủ, các doanh nghiệp, công ty tại Ba Lan có thể dễ dàng lựa chọn ứng viên phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng mà không phải lo ngại về vấn đề giấy phép lao động. Các nhà tuyển dụng thường sẽ ưu tiên cho sinh viên quốc tế bởi khả năng sử dụng nhiều ngoại ngữ và đặc biệt là kinh nghiệm sống tại nước ngoài.
Điều kiện để định cư Ba Lan lâu dài
Điều kiện cần và đủ là bạn cần có giấy phép cư trú lâu dài trong khối EU. Để có được loại cư trú này, bạn cần phải đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:
- Trước khi nộp đơn xin giấy phép cư trú, bạn đã có ít nhất 5 năm sinh sống liên tục ở Ba Lan.
- Bạn có nguồn thu nhập ổn định và đều đặn, đủ cho mọi chi phí sinh hoạt của người nước ngoài và những người mà bạn phải nuôi.
- Có bảo hiểm y tế hiểu theo các nguyên tắc của Luật bảo hiểm y tế đại chúng hoặc là có giấy khẳng định của công ty bảo hiểm là sẽ trả chi phí cho sự chữa bệnh trong lãnh thổ Ba Lan.
- Có hợp đồng pháp lý để sử dụng căn hộ đang sinh sống.
Định cư tại Ba Lan cần có giấy phép gì?
Hiện nay, Ba Lan có hai loại giấy phép cư trú vô thời hạn dành cho người nước ngoài muốn sinh sống lâu dài tại đây, gồm:
- Giấy phép định cư (thẻ 10 năm),
- Giấy phép cư trú lâu dài trong Liên minh Châu Âu (thẻ 5 năm).
Người nước ngoài thường chỉ có thể nộp đơn xin cấp các loại giấy phép này trong trường hợp đã sinh sống ở Ba Lan vài năm liên tục. Khoảng thời gian cư trú phụ thuộc vào tình trạng pháp lý hiện tại của người nộp đơn xin.
Đơn xin cư trú vô thời hạn ở Ba Lan nộp tại Ủy ban Tỉnh, nơi có thẩm quyền địa lý tùy theo nơi sinh sống của người nước ngoài ở Ba Lan. Điều kiện cần có để đơn được xem xét là cần phải lấy dấu vân tay của người nước ngoài. Không thể nộp đơn ở ngoài biên giới Ba Lan.
Những trường hợp nào được cấp PR tại Ba Lan?
Người nước ngoài được cấp PR tại Ba Lan trong những trường hợp sau:
- Là con của người nước ngoài có PR ở Ba Lan hoặc Giấy phép cư trú dài hạn trong khối Liên minh châu Âu, và đang dưới quyền giám hộ của người đó, và:
- Được sinh ra sau khi cha mẹ được cấp PR ở Ba Lan hoặc Giấy phép cư trú dài hạn trong khối Liên minh châu Âu, hoặc:
- Được sinh ra khi Giấy phép cư trú tạm thời (TR) tại Ba Lan của cha mẹ còn hiệu lực.
- Là con của công dân Ba Lan.
- Là người gốc Ba Lan và muốn định cư ở Ba Lan vĩnh viễn.
- Đã kết hôn với công dân Ba Lan được pháp luật Ba Lan công nhận ít nhất 3 năm trước khi nộp đơn xin PR và đã ở lại Ba Lan liên tục trong ít nhất 2 năm không bị gián đoạn ngay trước khi nộp đơn theo TR được cấp khi kết hôn với công dân Ba Lan, hoặc trường hợp tị nạn, bảo vệ công ty con hoặc chấp thuận cho ở lại vì lý do nhân đạo.
- Đã sống liên tục ít nhất 5 năm không bị gián đoạn tại Ba Lan, có nguồn thu nhập ổn định và đều đặn, đủ cho mọi chi phí sinh hoạt và những người mà người đó phải nuôi, có nhà ở, đồng thời có bảo hiểm y tế theo các nguyên tắc của luật bảo hiểm y tế đại chúng hoặc có giấy khẳng định của công ty bảo hiểm là sẽ trả chi phí cho việc chữa bệnh tại lãnh thổ Ba Lan.
- Là nạn nhân của nạn buôn người và:
- Sống ở Ba Lan ít nhất 1 năm trước khi nộp đơn theo TR cấp cho người nước ngoài là nạn nhân của nạn buôn người.
- Đã hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật trong tố tụng hình sự.
- Đã được thanh minh về những lo ngại liên quan đến việc trở về nước bản xứ, được xác nhận bởi công tố viên tiến hành tố tụng trong trường hợp cụ thể.
- Đã ở lại Ba Lan liên tục trong ít nhất 5 năm không bị gián đoạn trước khi nộp đơn xin PR theo tình trạng tị nạn, bảo vệ công ty con hoặc chấp thuận cho ở lại vì lý do nhân đạo .
- Đã ở lại Ba Lan liên tục trong ít nhất 10 năm không bị gián đoạn trước khi nộp đơn xin PR trong trường hợp Giấy phép cư trú được được cấp trong các trường hợp sau:
- Nếu bổn phận của người nước ngoài chỉ có thể áp dụng cho quốc gia nơi mà:
- Quyền sống, tự do và an toàn cá nhân của người nước ngoài bị đe dọa, hoặc
- Người nước ngoài có thể bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt vô nhân đạo hoặc bị sỉ nhục, hoặc
- Người nước ngoài bị ép buộc phải làm việc, hoặc
- Người nước ngoài có thể bị tước quyền công bằng tố tụng tư pháp hoặc bị trừng phạt mà không có căn cứ pháp lý
- Người nước ngoài có thể bị trả về quốc gia mà không cho phép dẫn độ người nước ngoài theo quyết định của tòa án hoặc phán quyết của Bộ trưởng Bộ Tư pháp từ chối dẫn độ người nước ngoài đó.
- Nếu bổn phận của người nước ngoài chỉ có thể áp dụng cho quốc gia nơi mà:
- Đã được cấp tị nạn ở Ba Lan, hoặc
- Có Pole’s card và dự định định cư tại Ba Lan vĩnh viễn.
Thủ tục xin PR tại Ba Lan
Thủ tục hợp pháp hóa lưu trú theo PR sẽ được thực hiện tại Văn phòng có thẩm quyền dành cho người nước ngoài (Vovoide) tại nơi cư trú ở Ba Lan của bạn. Bạn nên nộp đơn xin PR trong thời gian lưu trú hợp pháp tại Ba Lan. Những giấy tờ cơ bản cần nộp để xin PR tại Ba Lan bao gồm:
- Đơn xin PR 4 hình chụp
- Hộ chiếu hợp pháp
- Các giấy tờ cần thiết để xác nhận thông tin điền trong đơn
- Giấy xác nhận đã đóng lệ phí xét duyệt PR
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cấp PR mà sẽ có thêm các giấy tờ bổ sung khác.
Người xin PR được yêu cầu lấy dấu vân tay và dấu vân tay này sẽ được lưu vào thẻ PR. Nếu bạn nộp đơn xin PR trong thời gian lưu trú hợp pháp tại Ba Lan, Voivode sẽ đóng dấu vào hộ chiếu của bạn để xác nhận việc nộp đơn xin PR.
Trong thời gian này, việc sống tại Ba Lan theo con dấu đóng trong hộ chiếu là hoàn toàn hợp pháp (ngay cả khi thị thực hoặc TR của bạn hết hạn) cho đến ngày bạn được ban hành quyết định về PR
Thời hạn của PR là bao nhiêu lâu?
PR có giá trị trong thời hạn không xác định, mặc dù thẻ PR phải được cấp mới sau mỗi 10 năm. Đơn xin PR tiếp theo phải được nộp không quá hơn 30 ngày trước khi hết hạn thẻ PR hiện tại.
Thời gian xét duyệt PR trong bao nhiêu lâu?
Việc xét duyệt PR sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng.
Nếu Văn phòng Voivodeship không xét duyệt PR theo thời gian quy định trên, bạn sẽ được thông báo rõ lý do trì hoãn và thời gian cụ thể cho trường hợp xét duyệt PR của bạn.
Lệ phí xin cấp PR là bao nhiêu?
Lệ phí để nộp xét PR là 640 PLN. Số tiền này sẽ được hoàn trả trong trường hợp PR bị từ chối, theo yêu cầu bằng văn bản của người nộp đơn.
Nếu PR được chấp thuận, bạn sẽ trả thêm 50 PLN để cấp thẻ cư trú. Những khoản lệ phí này có thể được thanh toán tại quầy tiền mặt của Văn phòng Voivodeship nơi xét PR, hoặc bằng cách chuyển khoản vào tài khoản của Văn phòng Thành phố.
Nộp hồ sơ xin giấy phép định cư ở đâu?
Tổng thống nước Cộng hòa Ba Lan là người cấp quốc tịch Ba Lan cho người nước ngoài muốn xin ở lâu dài tại đây. Đơn xin quốc tịch Ba Lan của bạn phải gửi lên Tổng Thống thông qua Tỉnh trưởng, nơi cư trú của bạn tại Ba Lan. Lưu ý, các giấy tờ đi kèm phải được dịch sang tiếng Ba Lan và có đính kèm bản dịch giấy tuyên thệ.
Thêm một lưu ý cho các bạn, thời gian xét duyệt hồ sơ xin giấy phép định cư của bạn không có thời hạn nhất định. Mặt khác, nếu hồ sơ của bạn bị từ chối bạn sẽ không thể làm kháng cáo hay bổ sung thêm giải thích lí do cho hồ sơ của mình. Do vậy, khi nộp hồ sơ xin giấy phép định cư bạn nên chuẩn bị hồ sơ thật tốt, thật kỹ, ghi rõ mục đích, mục tiêu của bản thân và tránh những sai lầm không đang có.
Giấy phép định cư lâu dài sẽ bị thu hồi nếu bạn vi phạm những điều sau
- Xin giấy phép định cư không đúng theo quy định của pháp luật
- Gây ra sự nguy hiểm quan trọng và thực tế đối với quốc phòng và nền an ninh quốc gia, trật tự xã hội
- Đã rời khỏi Ba Lan trên 6 năm.
- Đã rời khỏi lãnh thổ Liên minh Châu Âu trên 12 tháng (24 tháng – khi giấy phép liên quan đến chủ nhân của Thẻ Xanh LM Châu Âu hoặc là vợ/chồng của người đó).
- Đã xin được quyền cư trú lâu dài trong Liên minh Châu Âu ở quốc gia khác
- Bị mất quy chế tị nạn hay là sự bảo hộ bổ sung, nếu như chúng là cơ sở để cấp quy chế cư trú lâu dài trong Liên minh Châu Âu.
- Các lí do có thể dẫn đến bạn bị từ chối hồ sơ xin giấy phép định cư tại Ba Lan
- Có dữ liệu cá nhân thuộc danh sách không được phép cư trú tại Ba Lan
- Thiếu điều kiện tài chính
- Thiếu bảo hiểm y tế
- Lí do muốn cư trú tại Ba Lan không thuyết phục
- Việc nhập cảnh, sinh sống tại Ba Lan có thể gây mất trật tự xã hội, an ninh quốc phòng,…
- Hộ chiếu không đủ điều kiện nộp hồ sơ, như: Hết hạn ít hơn 3 tháng trước khi hết hạn thị thực được yêu cầu; Không có ít nhất 02 trang trống; Không phải được cấp trong 10 năm qua
- Giấy tờ không hợp lệ; làm giả; làm sai.
Thủ tục kháng cáo
Mặc dù chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và các loại giấy tờ cần thiết, bên cạnh đó người xin cấp PR tại Ba Lan đáp ứng đủ điều kiện nhưng vẫn có nhiều trường hợp bị đánh trượt PR. Trong những trường hợp như vậy, bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục kháng cáo để xin được xét cấp PR một lần nữa.
Thủ tục kháng cáo bạn có thể gửi lên Chánh Văn phòng (UdsC) tại Warsaw, thông qua Voivode (đơn vị ra quyết định về PR của bạn). Tuy nhiên, bạn cần làm thủ tục kháng cáo bằng văn bản nộp trong 14 ngày kể từ khi nhận được quyết định PR của Voivode.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nộp đơn kháng cáo tới Trưởng văn phòng dành cho người nước ngoài trong vòng 30 ngày kể từ khi có quyết định PR. Tuy nhiên, nhìn chung thời gian xử lý kháng cáo tại Chánh Văn phòng (UdsC) sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Một điều quan trọng rằng, bạn chỉ được nộp đơn kháng cáo trong thời gian cư trú còn thị lực nếu không bắt buộc bạn sẽ phải rời khỏi đây, gây ảnh hưởng tới quá trình đầu tư định cư Ba Lan.
Trên đây là những thông tin về định cư Ba Lan, cùng những lưu ý khi định cư. Để tìm hiểu về định cư Ba Lan và những diện định cư châu Âu, quý khách vui lòng truy cập website dinhcudaquocgia.com hoặc gọi tới hotline CSKH.