Làm gì khi trượt phỏng vấn visa định cư Mỹ? Có nên thử lại?
Trượt phỏng vấn visa Định cư Mỹ là điều không ai mong muốn. Thực tế, chỉ cần một thiếu sót nhỏ gây nên sự lúng túng trong quá trình phỏng vấn, bạn sẽ nhận sự từ chối của Đại Sứ Quán. Vậy phải làm gì khi trượt phỏng vấn visa định cư Mỹ? Có nên thử lại và khắc phục như thế nào? Sau đây là những chia sẻ chi tiết của Định cư GOG về kinh nghiệm phỏng vấn visa định cư Mỹ.
Nội dung chính
Quy định của Đại sứ quán về việc phỏng vấn visa định cư Mỹ
Quy định về an ninh
Để tránh trượt phỏng vấn visa định cư Mỹ, bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định an ninh tại Đại sứ Quán Mỹ. Nếu bạn đã từng đi máy bay hoặc các dịch vụ có cổng an ninh tương tự, bạn sẽ không quá lạ lẫm với quy định này.
Những vật dụng không được mang theo khi đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ:
- Máy tính xách tay, iPads, máy tính bảng, hoặc các thiết bị điện tử lớn khác.
- Bạn sẽ bị cấm vào tòa nhà Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Mỹ nếu mang theo các thiết bị trên trong người
- Bạn cũng sẽ không được gửi các thiết bị trên tại Bộ phận An ninh
Các thiết bị bị cấm khác:
Thiết bị điện tử hoặc thiết bị chạy bằng pin | Vật dụng bị cấm khác |
Bạn có thể gửi các thiết bị cỡ nhỏ này tại Bộ phận An ninh và nhận lại sau buổi phỏng vấn |
|
Lưu ý:
- Nhân viên an ninh có thể cấm các thiết bị khác ngoài danh sách nêu trên
- ĐSQ hoặc LSQ Mỹ không có trách nhiệm bảo quản các vật dụng bị cấm. Bạn phải sắp xếp để bảo quản những vật dụng này trước khi vào.
- ĐSQ hoặc LSQ Mỹ không tiếp những trường hợp khách không hẹn trước
- Chỉ những người có hẹn trước (Lịch hẹn/Thư mời phỏng vấn của ĐSQ) thì mới được vào
Các giấy tờ được yêu cầu
Thiếu giấy tờ hồ sơ cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị trượt phỏng vấn định cư Mỹ. Bạn phải chuẩn bị đủ các giấy tờ sau khi đến ĐSQ:
- Đăng ký Địa chỉ: Đăng ký địa chỉ qua trang web ustraveldocs . Đương đơn PHẢI đem theo Trang Xác nhận Đăng ký Địa chỉ nàykhi đến phỏng vấn và mỗi lần quay lại Lãnh sự quán sau buổi phỏng vấn. Việc xử lý hồ sơ và chuyển phát thị thực có thể bị trì hoãn nếu đương đơn không nộp Trang Xác nhận này ĐSQ. Xin lưu ý mỗi đương đơn có số hồ sơ khác nhau đều phải làm theo hướng dẫn để tạo hồ sơ riêng và đăng ký địa chỉ. (Yêu cầu này không áp dụng cho đương đơn thị thực diện K, diện tỵ nạn, và diện trẻ lai.)\
- Bản sao Thư mời phỏng vấn.
- Đơn xin thị thực
- Ảnh thẻ: 02 chiếc theo Yêu cầu của Bộ ngoại giao Mỹ
- Hộ chiếu: bản chính + 02 bản sao còn hiệu lực trên 60 ngày
- Chứng minh nhân dân: bản chính và bản sao.
- Hộ khẩu: bản chính và bản sao.
- Giấy khai sinh: Bản chính và bản sao của cả đương đơn và người bảo lãnh
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có): Giấy đăng ký kết hôn hoặc chứng nhận ly hôn bao gồm bản chính và bản sao
- Bản chính Phiếu Lý Lịch Tư Pháp số 2
- Bản chính Lý lịch Tư pháp nước ngoài (nếu có)
- Đối với đương đơn xin thị thực định cư: Nộp bản chính lý lịch tư pháp được cấp bởi tất cả các quốc gia nơi đương đơn đã cư trú ít nhất một năm kể từ khi đủ 16 tuổi.
- Đối với đương đơn xin thị thực diện K: Nộp bản chính lý lịch tư pháp được cấp bởi tất cả các quốc gia nơi đương đơn đã cư trú ít nhất sáu tháng kể từ khi đủ 16 tuổi.
- Hồ sơ tiền án tiền sự(nếu có): Bản chính và bản sao.
- Hồ sơ quân đội (nếu có): Bản sao
- Kết quả kiểm tra sức khỏe: cấp bởi đơn vị kiểm tra sức khỏe do LSQ chỉ định
- Hồ sơ bảo trợ tài chính
- Bằng chứng về mối quan hệ giữa đương đơn với người bảo lãnh
Lấy dấu vân tay
Bạn đọc tham khảo hướng dẫn lấy dấu vân tay dưới đây theo quy định của Đại Sứ Quán:
Quá trình phỏng vấn visa định cư Mỹ
Vào cổng
Có 2 lớp an ninh được bố trí sẵn ở cổng vào. An ninh vòng ngoài ở ngay tại cửa ngoài đường vào LSQ, An ninh vòng trong ở của phía bên trong tòa nhà lãnh sự.
Chuẩn bị |
|
Thực hiện |
|
Lấy dấu vân tay
Sau khi qua cửa bảo vệ vòng trong, sẽ tới khu vực xếp hàng lấy dấu tay. Lối xếp hàng được đặt bởi dây ngăn (theo kiểu zigzag) dẫn tới cửa sổ lấy dấu tay.
Chuẩn bị |
Trong trường hợp nhiều gia đình có 1 người bảo lãnh, có thể yêu cầu nhân viên hỗ trợ dùng chung một STT |
Thực hiện |
|
Sơ vấn
Sau bước 2, bạn di chuyển đến ô cửa sổ tiếp theo để tiến hành sơ vấn. Trong lúc này, bạn nên tập hợp lại giấy tờ của các thành viên trong hồ sơ. Trong khi chờ gọi STT, bạn nên kiểm tra lại giấy tờ và sắp xếp lại theo thứ tự. Lưu ý, dù là tự túc hay thông qua dịch vụ thì bạn cũng phải nắm được có những loại giấy tờ gì trong hồ sơ. Điều tra viên có thể yêu cầu bạn xuất trình 1 số giấy tờ theo yêu cầu.
Từ bước này trở đi, bạn phải chú ý theo dõi STT được thông báo qua loa và Bảng điện tử. Có nhiều của sổ có đánh số , loa và bảng điện sẽ thông báo cho bạn biết STT nào đến của sổ đó. Chú ý, loa và bảng điện tử sẽ gọi STT bất kỳ theo sự sắp xếp của Nhân viên Lãnh sự.
Thực hiện:
- Khi nghe loa & bảng điện báo đến STT, tất cả thành viên của HS đến cửa sổ được báo (VD: “Số 101 đến cửa số 5”)
- Đương đơn chính nên là người thực hiện các việc sau:
- Đưa hồ sơ cho nhân viên sơ vấn (thường là người Việt).
- Trả lời/giải thích cho nhân viên sơ vấn nếu được hỏi (đưa bổ sung giấy tờ nếu cần).
- Nhận lại giấy tờ nhân viên sơ vấn trả lại.
- Sau khi hoàn tất sơ vấn, ra ghế ngồi chờ tiếp đến bước PV
Phỏng vấn
Bạn tiếp tục di chuyển đến khu vực Phỏng vấn. Trong khi chờ PV, bạn nên kiểm tra, sắp xếp giấy tờ lại một lần nữa. Chú ý theo dõi STT được gọi ngẫu nhiên. Bạn cũng nên sửa sang lại quần áo chỉnh chu và sốc lại tinh thần tươi tỉnh để chuẩn bị bước vào PV.
Quá trình phỏng vấn visa định cư Mỹ:
- Khi nghe loa & bảng điện báo đến STT, tất cả thành viên của HS đến cửa sổ được báo
- Tại cửa sổ phỏng vấn, sẽ có: 1 Nhân viên Lãnh sự người Mỹ và 1 nhân viên phiên dịch người Việt.
- Nhân viên Lãnh sự (NVLS) có thể nói/hiểu tiếng Việt. Có lúc sẽ hỏi bằng tiếng Việt, có lúc hỏi bằng tiếng Anh (khi đó sẽ được phiên dịch sang tiếng Việt).
- Khi được hỏi (dù là tiếng Việt hoặc Anh), nên trả lời bằng tiếng Việt, phiên dịch sẽ dịch sang tiếng Anh cho NVLS
- Mọi người sẽ được kiểm tra dấu tay (để các ngón tay lên thiết bị như bước lấy dấu tay, theo hướng dẫn của NVLS).
- Tuyên thệ theo hướng dẫn của NVLS.
- NVLS sẽ chủ yếu hỏi đương đơn chính. Các đương đơn khác cũng có thể được hỏi, nhưng không nhiều.
Quá trình hỏi đáp:
- Có thể cần đưa thêm giấy tờ cho NVLS xem thêm, thường thì họ xem rồi trả, không giữ lại (vì các giấy tờ cần thiết thông thường họ đã yêu cầu đưa ở bước Sơ vấn).
- Giấy tờ, hình ảnh,… ở bước này chủ yếu đễ diễn giải, chứng minh điều gì đó cần thuyết minh thêm.
- NVLS thường sẽ gõ máy tính để xem/đối chiếu thông tin trong lúc hỏi.
Kết thúc PV, NVLS sẽ thông báo kết quả phỏng vấn cho đương đơn chính.
Kết thúc phỏng vấn
- Thông báo kết quả: Kết quả sẽ được thông báo ngay tại cửa sổ phỏng vấn. 1 hồ sơ thông thường có 2 trường hợp xảy ra:
- Thành công: NVLS thông báo đồng ý cấp visa và giữ lại Hộ chiếu để in visa lên Hộ chiếu.
- Bổ túc hồ sơ: NVLS trả lại Hộ chiếu và giao phiếu yêu cầu bổ túc hồ sơ OF-194. Lưu ý, nếu giấy tờ bổ túc chỉ định riêng cho 1 thành viên trong hồ sơ và đương đơn chính muốn xuất cảnh trước, thì yêu cầu NVLS cấp visa trước cho đương đơn chính & những người khác tương tự. Lúc này NVLS sẽ thu lại visa của các cá nhân này để cấp visa trước theo yêu cầu.
- Rời cửa sổ PV: Nếu thành công, bạn tiến hành đến quầy EMS đăng ký chuyển phát visa. Kiểm tra lại giấy tờ hồ sơ tránh thiếu sót (nhất là các giấy tờ bản chính)
- Ra về: Đi theo chỉ dẫn mũi tên, nếu có đồ gửi hãy hỏi các nhân viên bảo vệ để được hướng dẫn lấy lại đồ.
Kinh nghiệm phỏng vấn visa định cư Mỹ
Trong quá trình sơ vấn và phỏng vấn, ngoài hồ sơ và câu trả lời của bạn, nhân viên lãnh sự còn để ý đến tác phong, thái độ khi phỏng vấn để đánh giá. Lưu ý những điều sau để có được kết quả tốt nhất trong vòng Sơ vấn và phỏng vấn:
- Cố gắng tươi tỉnh, thoải mái (sẽ tự tin); đứng thẳng, ngay ngắn; tươi cười nhưng nghiêm túc.
- Trả lời ngắn gọn, đi vào trọng tâm; nhìn thẳng Nhân viên Lãnh sự khi nói.
- Nếu được hỏi bằng tiếng Anh, dù biết Tiếnh Anh thì bạn cũng nên trả lời bằng tiếng Việt (vì có phiên dịch). Tuy nhiên, biết Tiếng Anh sẽ có lợi thế vì sẽ hiểu rõ câu hỏi, và có thời gian (trong khi phiên dịch dịch) để suy nghĩ cách trả lời phù hợp.
- Lúc NVLS gõ/xem máy tính, có thể có khoảng lặng (không có hỏi/đáp):
- Không nên nhìn chăm chăm vào NVLS (có thể tạo mất tự nhiên cho cả 2 bên).
- Có thể nhìn lướt vài nơi một cách tế nhị, nhưng đừng nhiều quá (VD: nhìn lại bìa hồ sơ của mình + lướt qua phiên dịch + lướt qua các thành viên trong HS,…).
- Không nên nhìn lâu vào bên trong phía sau của NVLS (khu vực nội bộ).
- Cảm ơn Nhân viên Lãnh sự, nhân viên sơ vấn, phiên dịch sau khi sơ vấn, phỏng vấn.
- Luôn giữ thái độ tự tin và trung thực khi trả lời câu hỏi
Làm gì khi trượt phỏng vấn visa định cư Mỹ?
Thực tế, hầu như không có tình huống “fail” đối với visa diện F4 trừ khi không muốn tiếp tục thủ tục định cư nữa. Khi phải bổ túc hồ sơ thì sẽ bổ túc cho đến khi đạt yêu cầu rồi là sẽ được cấp visa. Vì vậy lợi khuyên là bạn phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ ngay từ đầu để tránh mất thời gian, công sức, tài chính nếu phải bổ túc.
Với các loại thị thực khác, khi nhận kết quả trượt visa Mỹ, đừng lo lắng vì bạn vẫn có thể thử xin lại bằng cách bổ sung giấy tờ và nộp hồ sơ vào một thời gian khác.
Trượt visa Mỹ bao lâu xin lại được?
Cơ quan lãnh sự Hoa Kỳ không có quy định cụ thể về khoảng cách thời gian giữa 2 lần nộp hồ sơ xin visa Mỹ. Theo kinh nghiệm của Định cư GOG, ạn nên nộp lại hồ sơ xin xét duyệt visa Mỹ sau khoảng từ 3 – 6 tháng tính từ ngày bạn bị rớt visa Mỹ.
Tuy nhiên, nếu đang cần gấp thị thực đi Mỹ theo lịch trình, bạn có thể nộp lại đơn xin visa sau khoảng 1 tuần kể từ ngày bị từ chối thị thực. Và tất nhiên, tỉ lệ đậu visa lần 2 của bạn cũng khó hơn rất nhiều do Lãnh sự quán sẽ đặt nhiều nghi vấn hơn.
Nguyên nhân trượt visa định cư Mỹ
Trong lần nộp hồ sơ sau, bạn cần khắc phục tất cả nhược điểm và lỗi sai trong lần phỏng vấn trước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị fail visa bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
- Thái độ phỏng vấn không tốt: trả lời không tự tin, nhât quán. Thái độ chưa hợp lí, cách cư xử chưa khéo léo hay có những biểu hiện thái quá…
- Không biết cách chứng minh tài chính: Đừng nhầm tưởng bạn chỉ cần có số tiền đủ chi trả theo yêu cầu là có thể tới Mỹ. Thực tế số tiền trong tài khoản cần nhiều hơn thế để đảm bảo rằng bạn có thể chi trả cho mọi dịch vụ và những rủi ro có thể xảy ra khi sống tại Mỹ
- Mối quan hệ với người bảo lãnh không rõ ràng: Nhân viên Lãnh sự sẽ đặc biệt hỏi nhiều về lần gặp nhau đầu tiên của đương đơn và người bảo lãnh. Lỗi thường gặp ở đương đơn là không nhớ rõ thời điểm gặp nhay, không gian gặp nhau, nguyên nhân gặp nhau,… Từ đây mà nảy sinh những nghi ngờ của LSQ
- Những điểm yếu khác về mối quan hệ:
- Chưa ly hôn với vợ/chồng cũ nhưng đã bắt đầu một mối quan hệ khác
- Thời gian quen nhau ngắn nhưng đã tổ chức đính hôn/cưới
- Tách biệt lớn bề tuổi tác trong quan hệ hôn phối
- Người bảo lãnh từng bảo lãnh người khác nhưng không thành công
- Không nắm được thông tin: Đương đơn không nắm được thông tin của người bảo lãnh dẫn đến trả lời khác với hồ sơ nộp cho ĐSQ
- Những điều “không biết” làm hồ sơ bảo lãnh yếu:
- Không biết các thông tin về gia đình của vợ/chồng hoặc hôn thê/hôn phu của mình như tên cha, mẹ, anh chị em, nơi sinh sống,…
- Không biết thông tin về công việc cũng như tài chính của nhau như: làm việc ở đâu, thu nhập thế nào, tên công ty, giờ giấc làm việc, nhà cửa sở hữu,…
- Không biết chi tiết về nơi sinh sống của chồng/vợ như: ở thành phố nào, bang nào, đặc trưng ở nơi đó, thời tiết,…
- Không biết thông tin vài người bạn thân của người bảo lãnh, ví dụ như: họ tên, tuổi, công việc,…
- Không biết thói quen, sở thích của nhau.
- Không biết thông tin về các cuộc hôn nhân trước cũng như các con riêng của Người bảo lãnh.
- Không biết nói tiếng Anh: Người được bảo lãnh không thể nói tiếng Anh trong khi người bảo lãnh là người gốc Mỹ và không thể nói tiếng Việt.
Trên đây là nhưng thông tin giúp bạn xử lý khi trượt phỏng vấn visa định cư Mỹ. Bên cạnh đó thì vẫn còn rất nhiều các lưu ý khác mà bạn cần phải ghi nhớ. Để tìm hiểu thêm thông tin liên quan bạn đọc vui lòng truy câp website https://dinhcudaquocgia.com/ hoặc gọi điện trực tiếp tới đường dây CSKH.