IRCC Canada là gì? Chức năng của Bộ Di trú Canada
Khi có kế hoạch xin visa đi Canada với bất kỳ mục đích gì, những công dân toàn cầu đều phải qua được một cửa ải là Bộ di trú Canada – IRCC. Vậy IRCC là gì? Có chức năng thế nào?
Nội dung chính
Bộ di trú Canada là gì?
Bộ di trú Canada có tên đầy đủ là Ministry of Immigration, Refugees and Citizenship (IRCC). Tên đầy đủ là Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada. Đây là một bộ thuộc liên bang Canada, gọi ngắn gọn là Bộ Di trú Canada.
Hiện có xấp xỉ 7300 nhân viên đang hoạt động trong bộ. Báo cáo tương tự nói rằng IRCC có kế hoạch có 7.378 nhân viên toàn thời gian tương đương vào năm 2019-2020 và 7304 trong năm 2020–2021.
Người đứng đầu Bộ di trú sẽ là Bộ trưởng. Chức vụ này được bổ nhiệm trực tiếp bởi thủ tướng. Vào mỗi năm, khi một đảng chính trị chiến thắng bầu cử, thì tân thủ tướng sẽ thành lập ban nội các hoàn toàn mới. Các chức danh bộ trưởng sẽ được bổ nhiệm lại và Bộ trưởng Bộ di trú cũng nằm trong số đó. Điều này có nghĩa là, từng thời điểm khác nhau, Bộ di trú sẽ được điều hành bởi một cá nhân khác nhau.
Hiện tại. Bộ di trú hoạt động dựa vào Bộ luật di dân và Tị nạn Canada – Immigration and Refugee Protection Act. Trong một vài trường hợp nếu hồ sơ nhập cư bị từ chối, bạn có thể tìm hiểu bộ luật để khiếu nại nếu thấy quyết định của Bộ chưa thỏa đáng.
Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ di trú Canada
Tiền thân của IRCC chính là Bộ di trú và quốc tịch Canada (CIC). Sau đó, vào năm 2015, khi ứng viên thuộc đảng Tự do là ông Justin Trudeau đắc cử thủ tướng, thì bộ phận chính phủ liên bang này chính thức có tên là IRCC. Cách gọi này đầy đủ hơn, thể hiện rõ nét vai trò và chức năng của Bộ di trú hơn.
Tuy nhiên đến nay, CIC vẫn được sử dụng trong một số trường hợp. Từ giai đoạn 2015 đến nay, Bộ di trú không đổi tên. Hiện nay, Bộ trưởng đương nhiệm của Bộ là ông Marco Mendicino. Ông là một thành viên lâu năm của quốc hội, có rất nhiều kinh nghiệm xử lý các vấn đề nhập cư.
Vì vậy, năm 2021 hứa hẹn sẽ là một năm đầy cơ hội cho những ai mong muốn định cư tại đất nước này, sau một năm 2020 đầy biến động của đại dịch Covid – 19.
Đặc biệt, chính phủ Canada đã quyết định tăng ngân sách để đảm bảo hoạt động cho Bộ di trú. Điều này giúp cải thiện đáng kể thời gian cũng như các quy trình xử lý hồ sơ nhập cư, vừa để giải tỏa áp lực cho người lao động quốc tế, vừa giúp các doanh nghiệp Canada nhanh chóng chủ động được nguồn nhân lực của mình.
Chức năng của Bộ di trú Canada là gì?
Di trú
Di trú là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của Bộ di trú. Di trú Canada được thực hiện nhờ vào sự nỗ lực của chính phủ trong các chính sách chào đón người mới từ các quốc gia trên toàn thế giới. Di trú không chỉ có lợi cho họ, nó còn có nhiều lợi ích cho Canada trong việc giải quyết nhu cầu thiếu hụt nhân lực lao động cũng như số lượng dân cư quát thưa thớt ở đất nước này.
Một số chương trình định cư Canada để bạn tham khảo:
- Chương trình Nhà đầu tư nhập cư Quebec (Quebec Immigrant Investor Program – QIIP); Chương trình Doanh nhân Quebec (Quebec Entrepreneur Program);
- Các chương trình Doanh nhân được đề cử cấp tỉnh bang (Provincial Nominee Entrepreneur Programs – PNP), ví dụ như đầu tư tỉnh bang New Brunswick, đầu tư tỉnh bang Ontario,…;
- Chương trình thí điểm đầu tư liên bang nhập cư liên bang (Federal Immigrant Investor Venture Capital – IIVC).
- Chương trình định cư Canada diện Start-up hay còn gọi là Start-up Visa Canada, visa khởi nghiệp Canada,… là một trong những chương trình giúp doanh nhân có cơ hội trở thành thưởng trú nhân vĩnh viễn.
- Định cư Canada diện lao động tay nghề được chia làm 2 nhóm thuộc hai chương trình khác nhau là Canada Express Entry (Định cư tay nghề liên bang xét duyệt nhanh) và Provincial Nominee Programs (Định cư tay nghề theo đề cử tỉnh bang).
Tị nạn
Sự bất ổn và xung đột chính trị ở nhiều quốc gia khiến thế giới đứng trước một vấn nạn: Hơn 60 triệu người dân tị nạn trên toàn cầu. Rất nhiều người đã buộc phải rời khỏi nhà của họ, thậm chí là đất nước của họ, đối mặt với ngu dốt, đói nghèo và bệnh tật.
Chính phủ Canada đã tiếp nhận vấn đề này một cách rất nghiêm túc. Khoảng 15 năm trở lại đây, đất nước này là một trong những quốc gia có số người tị nạn nhiều nhất trên thế giới. Di trú Canada đã hỗ trợ theo cách tốt nhất để các cư dân tị nạn có được sự ổn định cuộc sống và công việc.
Điều này cũng góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nguồn nhân lực và tạo động lực phát triển kinh tế của Canada.
Quốc tịch
Bộ di trú sẽ là cơ quan đưa ra các cơ hội nhập tịch Canada cho người di trú và người tị nạn. Điều này sẽ đi theo một lộ trình nhất định và nó giúp các cá nhân, gia đình có nhu cầu định cư Canada yên tâm hơn hẳn. Trở thành công dân Canada, bạn sẽ được hưởng tất cả các đặc quyền đặc lợi như công dân bản xứ. Quyền công dân sẽ được đảm bảo cao nhất.
Tổng quát chức năng của Bộ Di trú Canada là:
- Quản lý di cư và nhập cư: Bộ Di Trú Canada IRCC có nhiệm vụ định rõ quy định và chính sách liên quan đến việc nhập cư và di cư tới Canada. Điều này bao gồm việc xử lý và xét duyệt hồ sơ, đảm bảo rằng những người đáp ứng tiêu chuẩn có thể nhập cảnh và cư trú tại Canada.
- Quản lý tị nạn và người tị nạn: Bộ Di Trú Canada IRCC đóng vai trò quản lý việc xác định và cung cấp bảo vệ cho những người tị nạn và người đang tìm kiếm sự ẩn náu tại Canada. Cơ quan này thực hiện xét duyệt và quản lý hồ sơ, cung cấp hỗ trợ và bảo vệ cho những người cần.
- Cấp quốc tịch: Bộ Di Trú Canada IRCC là người quản lý quy trình cấp quốc tịch Canada. Họ xem xét và xét duyệt đề xuất và đơn đăng ký quốc tịch từ những người đạt đủ điều kiện.
- Cấp thị thực và hộ chiếu: Bộ Di Trú Canada IRCC chịu trách nhiệm cấp thị thực cho những người muốn đến thăm, học tập, làm việc hoặc thậm chí định cư tại Canada. Họ cũng quản lý việc cấp và kiểm soát hộ chiếu, giấy tờ đi lại để đảm bảo người dân có thể đi lại một cách thuận lợi.
- Hỗ trợ tương hỗ và hội nhập: Bộ Di Trú Canada IRCC làm việc cùng với cộng đồng và tổ chức để giúp người nhập cư tìm kiếm cơ hội, học hỏi và tương tác tốt hơn với cuộc sống ở Canada. Họ cung cấp thông tin và dịch vụ hỗ trợ cho việc tìm việc làm, học tập, và thích nghi với văn hóa mới.
Một số khái niệm khác
IRB là gì?
- Bộ Di trú được giám sát bởi một hội đồng độc lập có tên tiếng Anh là: Immigration and Refugee Board of Canada (IRB hay IRBC ) – Hội Đồng Di trú và Tỵ Nạn . Đây là cơ quan giám sát các quyết định di dân, tỵ nạn xem nó có đúng theo bộ luật Refugee Protection Act hay không. Khi nộp đơn xin nhập cảnh hay di dân mà bị từ chối, các bạn khiếu nại với văn phòng xét hồ sơ ở Bộ Di trú trước. Nếu vẫn thấy không thoả đáng, thì tiếp tục khiếu nại lên IRB . Đây là cơ quan có thẩm quyền thay đổi quyết định của Bộ Di trú nếu xét thấy nó không đúng luật . Đây là website của Hội đồng IRB: https://irb-cisr.gc.ca/en/Pages/index.aspx.
- IRB còn có vai trò hết sức quan trọng khác là thẩm định và xét cấp tư cách tỵ nạn . Khi một người từ bất kỳ quốc gia nào Canada xin tỵ nạn chính trị thì hồ sơ của họ được thụ lý bởi IRB.
ICCRC là gì?
Ngoài 2 cơ quan chính phủ trên, các bạn cũng thường nghe tới 1 cái tên khác nữa là ICCRC: Immigration Consultants of Canada Regulatory Council. Đây không phải là một cơ quan của chính phủ Canada
Hiểu đúng ý nghĩa giữa ICCRC và IRCC. 2 chữ viết tắt này rất gần gũi nhau, nếu không đọc kỹ dễ hiểu lầm. Các bạn ở Việt Nam nếu tiếp xúc với các văn phòng dịch vụ di dân ở Canada, sẽ thấy nhiều người Việt có chữ này sau tên của họ.
ICCRC: Immigration Consultants of Canada Regulatory Council : Cơ quan giám sát những người kinh doanh dịch vụ di dân. Đây là một bộ phận hoàn toàn tách biệt, không phải của Bộ Di Dân. Nó không hẳn là một cơ quan chính phủ mà là một Hiệp Hội của những người làm cố vấn di dân (Immigration Consultants). Chức năng của nó là giám sát những người mở dịch vụ di dân phục vụ khách hàng
Những người mang thẻ ICCRC member là những người Cố Vấn Di Dân (Immigration Consultant) có chứng chỉ hành nghề của hiệp hội này . Họ không phải là luật sư hay nhân viên chính phủ . Muốn trở thành một ICCRC member cần là công dân Canda, đã học xong college, university (VN cũng OK), sau đó đăng ký một khoá học một năm về luật pháp và thủ tục di dân ở college rồi thi cái exam của hội . Nếu pass , đóng lệ phí và trở thành hội viên.
CCRC members: là những người có huấn luyện chuyên môn về luật pháp và họ là thành viên của một tổ chức chuyên nghiệp. Hội ICCRC không có chức năng pháp lý cụ thể và cũng không có trách nhiệm truy tố những members sai phạm trước pháp luật . Nếu bạn tố cáo một ICCRC member sai phạm với hội thì tự bạn phải có đầy đủ bằng chứng và viết đơn báo cáo cụ thể cho hội. Họ sẽ thụ lý hồ sơ và tiến hành điều tra . Nếu đúng, mức kỷ luật cao nhất là treo hay tước bỏ chứng chỉ ICCRC của member (thành viên)
Ủy ban quốc tịch Canada là gì ?
Chức năng của Ủy ban Quốc tịch Canada là quản lý các khoản trợ cấp công dân cho các ứng dụng mới được chấp nhận cho quốc tịch Canada. Ủy ban tập hợp các thẩm phán công dân trên toàn Canada. Nhiệm vụ của cơ quan này là quản lý Lời tuyên thệ nhận chức; xử lý và xét duyệt đơn xin nhập tịch đáp ứng các điều kiện cư trú; giáo dục trách nhiệm dân sự cho công dân mới và thúc đẩy quyền công dân trong xã hội.
Quyết định sẽ được đưa ra dựa trên hoàn cảnh thực tế của cá nhân. Nhờ đó, mỗi thẩm phán công dân là duy nhất và ra quyết định độc lập. Tuy nhiên, quyết định của những thẩm phán đều được xem xét về mặt tư pháp bởi đương đơn xin nhập tịch và Bộ trưởng Bộ TT-TT. Thẩm phán công dân phải làm việc tuân theo những nguyên tắc của luật hành chính và công lý tự nhiên, nhất là Đạo luật Công dân, Quy định công dân và các trường hợp tiền lệ có liên quan để áp dụng cho các cá nhân.
Thẩm phán quốc tịch
Các thẩm phán công dân thực thi quyết định theo ủy nhiệm được quy định bởi Ủy ban Quốc tịch theo Đạo luật Công dân và Quy định công dân. Họ đưa ra những đánh giá cho đơn xin nhập tịch và đảm bảo rằng đương đơn phải đáp ứng các tiêu chí cần thiết như cư trú.
Họ cũng quản lý Lời tuyên thệ nhậm chức trong buổi lễ và xem xét các quyền cũng như đặc quyền, nhiệm vụ của công dân Canada. Từ đó tiến hành điều tra, đưa ra những quyết định thông qua các văn bản theo thời gian do quy định đặt ra. Họ phải duy trì trọn vẹn quy trình nộp đơn xin nhập tịch của các thường trú nhân.
Từ ngày 1/11/2018, cơ quan Thẩm phán quốc tịch hiện đang có những người hoạt động với tư cách thẩm phán công dân như sau:
- Suzanne Carrière
- Hardish Dhaliwal
- Carol-Ann Hart
- Rochelle Ivri
- Joan Mahoney
- Marie Senécal-Tremblay
- Rania Sfeir
- Rodney Simmons
- Claude Villeneuve
- Albert Wong
Trên đây là thông tin định về Bộ Di trú Canada, cùng những lưu ý khi định cư. Để tìm hiểu về định cư Canada và những diện định cư khác, quý khách vui lòng truy cập website dinhcudaquocgia.com hoặc gọi tới hotline CSKH.