Văn hóa Ireland và các điểm đặc biệt về ngôn ngữ, nghệ thuật ít người biết
Bạn yêu thích các nền văn hóa Châu Âu và cũng có dự định định cư tại nước thuộc khối EU? Nếu vậy, định cư Ireland là một trong các lựa chọn không thể bỏ qua. Bởi nền văn hóa đất nước này chứa đựng nhiều điều đặc biệt, khác lạ, nhất là về ngôn ngữ và nghệ thuật. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn ngôn ngữ, nghệ thuật đặc sắc Ireland, từ đó giúp bạn có cái nhìn cụ thể, rõ ràng hơn về cuộc sống của người dân định cư Ireland.
Nội dung chính
Vài nét chung về văn hóa Ireland
Khi định cư Ireland, bạn sẽ vô cùng ấn tượng về nền văn hóa phong phú của Ireland. Nền văn học truyền thống với các nhà thơ Ireland thời kỳ đầu đã để lại một di sản nhiều màu sắc cùng các tác phẩm lịch sử có giá trị. Các nhà văn Ireland hiện đại sau này cũng dựa trên những tác phẩm vĩ đại này để làm phong phú thêm nền văn hóa đất nước.
Ngôn ngữ Ireland – tiếng Gaelic
Hầu hết người dân định cư Ireland đều nói tiếng Gaelic cho đến đầu thế kỷ XIX. Nhưng từ năm 1891 hầu hết người dân chỉ nói tiếng Anh. Ngôn ngữ Gaelic thuộc họ Celtic, có quan hệ mật thiết với nhiều ngôn ngữ như Gaelic của Scotland, tiếng Welsh và Breton.
Kể từ khi giành được độc lập, nhà nước Ireland đưa ra các giải pháp tích cực nhằm khuyến khích người dân sử dụng tiếng Gaelic. Lúc đó, tiếng Gaelic được coi là ngôn ngữ chính thức thứ nhất của Ireland và tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.
Theo một thống kê gần đây, 41% người định cư Ireland lâu năm biết tiếng Gaelic. Tiếng Gaelic được sử dụng rộng rãi ở các khu vực vùng Gaeltacht, chủ yếu nằm dọc bờ biển phía tây.
Cơ quan Ngôn ngữ Ireland (Foras na Gaeilge) chịu trách nhiệm thúc đẩy và khuyến khích sử dụng tiếng Gaelic như tiếng bản địa trên toàn Ireland. Tiếng Gaelic cũng là một môn học chính ở trường tiểu học và trung học. Ngày càng nhiều trường thực hiện chương trình giảng dạy duy nhất bằng tiếng Gaelic (Gaelscoileanna). Ireland cũng có một đài phát thanh quốc gia tiếng Gaelic (Raidió na Gaeltachta). Và một kênh truyền hình tiếng Gaelic (TG4).
Ngày 1/1/2007, tiếng Gaelic trở thành ngôn ngữ chính thức thứ 23 của Liên minh châu Âu.
Văn học Ireland
Văn học Ireland đóng góp to lớn vào nền văn học thế giới bằng cả tiếng Gaelic và tiếng Anh. Văn học viết bằng tiếng Gaelic bắt đầu từ thế kỷ VI. Khi người Gaelic chấm dứt cầm quyền vào thế kỷ XVII, lúc đó các nhà văn Ireland bắt đầu viết về nền văn minh cũ.
Trong suốt thế kỷ XIIX và XIX, thành viên giới tăng lữ, giáo viên và nhà thơ tiếp tục sáng tác bằng tiếng Gaelic. Một trong các nhà thơ nổi tiếng nhất thời kỳ này là Brian Merriman (1747-1805). Ông là tác giả của tác phẩm Cúirt an Mheán Oiche (Tòa án lúc Nửa đêm – Midnight Court) đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới.
Trong thế kỷ XX, các nhà văn như Patrick Pearse (1879 -1916), Pádraic Ó Conaire (1882-1928) mở đường cho văn học Ireland vươn tầm ảnh hưởng ra châu Âu. Các nhà văn nổi tiếng viết bằng tiếng Gaelic trong giai đoạn hiện đại gồm các trường phái khác nhau. Ví dụ như Liam Ó Flaitheartaigh (1896 – 1984), Mairéad Ní Ghráda (1896 – 1971) hay Máirtín Ó Cadhain (1906 -70)…
Trong các tác phẩm bằng tiếng Anh, nhà văn châm biếm Jonathan Swift (1667–1745) sáng tác “Những cuộc phiêu lưu của Gu-li-vơ” (Gulliver’s Travels) (1726).
Bên cạnh đó, các tác phẩm văn xuôi, thơ và kịch của Oscar Wilde (1854–1900) vẫn tiếp tục được đọc và biểu diễn trên khắp thế giới. Đặc biệt, nhà văn Ireland George Bernard Shaw (1856-1950) đã đoạt giải Nobel văn học.
Nghệ thuật Ireland
Nghệ thuật cổ xưa nhất Ireland gồm nghệ thuật chạm khắc trên đá từ năm 3500 TCN. Nghệ thuật Celtic đạt tới đỉnh cao trong những bản thảo sách phúc âm. Ví dụ như các tác phẩm của Durrow và Kells. Sau thế kỷ IX, nghệ thuật Ireland chịu ảnh hưởng của người Viking, Roman và Gothic với các tác phẩm như chạm đá tinh xảo High Crosses.
Từ giữa thế kỷ XVII, nghệ thuật trang trí như đúc vàng, mạ vàng, thủy tinh phát triển mạnh cùng với những tòa nhà công cộng quy mô lớn thời bấy giờ. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các họa sỹ Ireland hướng theo các họa sỹ theo trường phái ấn tượng Pháp để tìm cách diễn đạt mới.
Nghệ thuật điêu khắc vào thế kỷ XIX là các tượng đài anh hùng hay tượng đài kỷ niệm. Chẳng hạn như tượng Oliver Goldsmith và tượng Edmund Burke của John Henry Foley (1819–1874) bên ngoài trường Đại học Trinity, Dublin. Tiếp đó, trong thế kỷ XX, các tác phẩm của Oisin Kelly (1915–1981), Seamus Murphy (1907–74) và Hilary Heron (1923–77) đã mở đường cho việc sử dụng các kỹ thuật đúc mới và phát triển nghệ thuật điêu khắc bản địa Ireland.
Trên đây là một số thông tin về ngôn ngữ và nghệ thuật Ireland ít người nước ngoài biết đến. Để biết thêm thông tin liên quan về định cư Ireland nói riêng và định cư nước ngoài nói chung, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline:097.213.1212 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp thông tin.