Các loại visa làm việc Mỹ, quy trình xin visa làm việc tại Mỹ
Visa (thị thực) làm việc Mỹ gồm những loại nào? Hồ sơ xin visa làm việc tại Mỹ. Các bước xin thị thực làm việc tại Mỹ. Lưu ý gì khi phỏng vấn?
Nội dung chính
Tổng quan về các loại visa làm việc Mỹ
Nếu bạn muốn làm việc tạm thời tại Hoa Kỳ với tư cách là người không định cư, theo luật di trú của Hoa Kỳ, bạn cần có Thị thực cụ thể dựa theo loại công việc mà bạn sẽ làm. Hầu hết các loại lao động ngắn hạn đều yêu cầu chủ lao động hoặc người đại diện phải nộp bảo lãnh, bảo lãnh này phải được Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận tại Hoa Kỳ trước khi bạn có thể xin Thị thực làm việc.
Tất cả đương đơn xin thị thực H, L, O, P và Q phải có đơn bảo lãnh được Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ chấp thuận. Đơn bảo lãnh, I-129 phải được chấp thuận trước khi bạn có thể xin thị thực làm việc tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Khi bảo lãnh của bạn đã được chấp thuận, chủ lao động hoặc người đại diện sẽ nhận được Thông báo chấp thuận, Mẫu đơn I-797 được sử dụng như thông báo chấp thuận cho bảo lãnh của bạn. Viên chức lãnh sự sẽ xác minh sự chấp thuận bảo lãnh này thông qua Hệ thống Quản lý Hồ sơ Bảo lãnh (PIMS) của Bộ Ngoại giao trong khi phỏng vấn bạn.
Bạn phải mang theo đơn bảo lãnh I-129 đến buổi phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ để xác minh việc chấp thuận bảo lãnh. Xin lưu ý rằng việc hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận không đảm bảo việc cấp thị thực nếu bạn không đủ điều kiện theo luật di trú của Hoa Kỳ.
Chi tiết các loại visa làm việc Mỹ
Thị thực H-1B (nghề nghiệp chuyên môn)
Cần có Thị thực H-1B nếu bạn đến Hoa Kỳ để thực hiện các dịch vụ trong công việc chuyên môn đã được sắp xếp trước. Để đủ điều kiện, bạn phải có bằng cử nhân trở lên (hoặc bằng tương đương) thuộc chuyên ngành cụ thể mà bạn tìm việc. USCIS sẽ xác định liệu công việc của bạn có tạo thành nghề nghiệp chuyên môn không và liệu bạn có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ không. Chủ lao động cần phải nộp một mẫu đơn về điều kiện lao động cho Bộ Lao động đề cập đến các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng lao động của bạn.
H-1B1 Thị thực Làm việc Tạm thời theo Hiệp ước
Hiệp định thương mại tự do được ký với Chilê và Singapore cho phép công dân Chilê và Singapore đủ điều kiện được làm việc tạm thời ở Hoa Kỳ trong một số trường hợp nhất định. Chỉ có công dân Chilê và công dân Singapore mới đủ điều kiện là đương đơn chính, nhưng vợ/chồng và con cái của họ có thể là công dân nước khác.
Trước khi nộp hồ sơ xin Thị thực H1-B1, đương đơn cần có sẵn thư từ chủ lao động xác nhận việc làm ở Mỹ trong lãnh vực chuyên môn của họ, nhưng chủ lao động không phải nộp Đơn Bảo lãnh cho Lao động Không định cư (mẫu đơn I-129) và đương đơn không cần xin Thư Chấp Thuận (mẫu I-797). Tuy nhiên, người bảo lãnh cần nộp Đơn xin Chứng nhận Lao động Nước ngoài lên Bộ Lao động trước khi đương đơn nộp hồ sơ xin Thị thực.
Thị thực H-2A (nhân viên nông nghiệp thời vụ)
Thị thực H-2A cho phép chủ lao động tại Hoa Kỳ đưa công dân nước ngoài đến Hoa Kỳ để thực hiện các công việc nông nghiệp tạm thời mà không tìm được nhân công tại Hoa Kỳ. Loại Thị thựckhông định cư H-2A phù hợp với bạn nếu bạn muốn thực hiện công việc lao động hoặc các dịch vụ nông nghiệp tạm thời hoặc theo thời vụ tại Hoa Kỳ trên cơ sở tạm thời. Chủ lao động tại Hoa Kỳ (hoặc hiệp hội các nhà sản xuất nông nghiệp tại Hoa Kỳ gọi là chủ lao động chung) phải nộp Mẫu đơn I-129, Bảo lãnh cho Nhân viên Không định cư, thay cho bạn.
Thị thực H-2B (nhân viên lành nghề và lao động phổ thông)
Cần có Thị thực này nếu bạn đến Hoa Kỳ để thực hiện công việc mang tính tạm thời hoặc theo thời vụ và công việc thiếu nhân công tại Hoa Kỳ. Chủ lao động của bạn cần phải có giấy chứng nhận của Bộ Lao động xác nhận rằng không có nhân viên tại Hoa Kỳ đủ điều kiện cho loại công việc làm cơ sở cho bảo lãnh của bạn.
H-3 (học viên)
Cần có Thị thực H-3 nếu bạn đến Hoa Kỳ để nhận đào tạo của chủ lao động trong bất kỳ lĩnh vực chuyên môn nào, ngoài giáo dục hoặc đào tạo sau đại học, trong khoảng thời gian tối đa hai năm. Bạn có thể được thanh toán cho khóa đào tạo và được phép thực hiện công việc “thực tế”. Không thể sử dụng khóa đào tạo để cung cấp việc làm tạo năng suất và khóa đào tạo này không có tại đất nước của bạn.
H-4 (người phụ thuộc)
Nếu bạn là người có Thị thực H hợp lệ chính, vợ/chồng hoặc con cái chưa kết hôn của bạn (dưới 21 tuổi) có thể nhận Thị thực H-4 để đi cùng bạn đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vợ/chồng/con của bạn không được phép làm việc trong khi ở Hoa Kỳ.
L-1 (nhân viên luân chuyển trong nội bộ công ty)
Cần có Thị thực L-1 nếu bạn là nhân viên của một công ty quốc tế được công ty tạm thời luân chuyển đến chi nhánh chính, chi nhánh hoặc công ty con của cùng một công ty tại Hoa Kỳ. Công ty quốc tế có thể là một tổ chức tại Hoa Kỳ hoặc nước ngoài. Để đủ điều kiện xin Thị thực L-1, bạn phải thuộc cấp quản lý hoặc điều hành, hoặc có kiến thức chuyên môn và được chuyển đến một vị trí trong công ty tại Hoa Kỳ thuộc một trong những cấp này, mặc dù không cần thiết phải ở cùng vị trí như đã nắm giữ trước đây. Ngoài ra, bạn phải được cử làm việc bên ngoài Hoa Kỳ với công ty quốc tế này liên tục trong một năm trong vòng ba năm trước khi bạn xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Bạn chỉ có thể xin Thị thực L-1 sau khi công ty hoặc chi nhánh tại Hoa Kỳ nhận được bảo lãnh đã được chấp thuận của USCIS, trên cơ sở “blanket” (bao trùm) hoặc cá nhân.
L-2 (người phụ thuộc)
Nếu bạn là người có Thị thực L hợp lệ chính, vợ/chồng hoặc con cái chưa kết hôn của bạn (dưới 21 tuổi) có thể nhận Thị thực đi kèm này. Do sự thay đổi gần đây về luật, vợ/chồng của bạn có thể xin giấy phép làm việc. Vợ/chồng của bạn phải nhập cảnh vào Hoa Kỳ bằng Thị thực L-2 của chính họ, sau đó gửi Mẫu đơn I-765 đã hoàn tất (lấy từ USCIS), cùng với lệ phí xét đơn xin Thị thực Con của bạn không được phép làm việc tại Hoa Kỳ.
O
Thị thực loại O được cấp cho những người có khả năng đặc biệt trong khoa học, nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh và thể thao hoặc có thành tích đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất phim và truyền hình và nhân viên hỗ trợ cần thiết của họ.
P (nghệ sĩ, giới giải trí)
Thị thực loại P được cấp cho vận động viên, giới giải trí, nghệ sĩ và nhân viên hỗ trợ cần thiết sẽ đến Hoa Kỳ để thực hiện công việc.
Q
Cần có Thị thực loại Q nếu bạn đến Hoa Kỳ để tham gia một chương trình giao lưu văn hóa quốc tế với mục đích cung cấp đào tạo thực tế, việc làm và chia sẻ lịch sử, văn hóa và truyền thống của đất nước bạn. Bạn phải có bảo lãnh được nhà tài trợ chương trình nộp thay cho bạn và bảo lãnh phải được chấp thuận bởi USCIS.
Thời gian xin Thị thực làm việc Mỹ mất bao lâu?
Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ có thể xử lý đơn xin Thị thực H, L, O, P hoặc Q trong tối đa 90 ngày trước ngày bắt đầu tình trạng công việc như được nêu trong I-797 của bạn. Tuy nhiên, khi thực hiện kế hoạch chuyến đi của bạn, xin lưu ý rằng do các quy định của Liên bang, bạn chỉ có thể sử dụng Thị thực để xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong khoảng thời gian mười ngày trước khi bắt đầu thời gian của tình trạng đã được chấp thuận nêu trong I-797 của bạn.
Thủ tục xin thị thực làm việc tại Mỹ
Nếu bạn xin Thị thực H, L, O, P hoặc Q, bạn phải gửi những giấy tờ sau:
- Mẫu Đơn xin Thị thực Không Định cư Điện tử (DS-160). Truy cập trang web DS-160để biết thêm thông tin về DS-160.
- Hộ chiếu hợp lệ có hiệu lực ít nhất sáu tháng trước thời gian bạn định lưu trú tại Hoa Kỳ (trừ khi thỏa thuận quốc gia cụ thểcho miễn. Nếu hộ chiếu của bạn có người đi kèm, mỗi đương đơn xin Thị thực phải nộp một đơn.
- Một (1) ảnh 2″x2″ (5cmx5cm) chụp trong vòng sáu tháng gần đây
- Biên nhận thể hiện khoản thanh toán lệ phí xử lý đơn xin Thị thực không định cư không hoàn lại trị giá 190 đô la Mỹ đã được thanh toán bằng tiền tệ địa phương.
- Nếu bạn là đương đơn xin Thị thực L-1 theo diện bảo lãnh blanket, bạn phải thanh toán lệ phí phát hiện và ngăn chặn gian lận. Các đương đơn xin Thị thựcloại L-1 sẽ phải trả thêm US$4,500 phí theo quy định của Luật Ngân sách tổng hợp nếu họ xin Thị thực theo đơn bảo lãnh bao trùm I-129S (blanket I-129S petition) dành cho những chủ lao động có hơn 50 nhân viên ở Hoa Kỳ và hơn 50 phần trăm số nhân viên đó có Thị thực H-1B hoặc L. Phí theo Luật Ngân sách tổng hợp phải được trả bằng tiền đô la Mỹ, Đồng Việt Nam hoặc bằng thẻ tín dụng ở Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội hoặc Tổng Lãnh sự quán ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài phí này ra đương đơn sẽ phải trả thêm US$500 phí Điều tra và phòng chống gian lận và phí xin Thị thực. Những phí này sẽ không được hoàn lại.
- Số biên nhận được in trên bảo lãnh I-129 đã được chấp thuận của bạn. Bản sao của form I-797 không cần thiết tại các cuộc phỏng vấn.
Ngoài những giấy tờ này, bạn phải xuất trình thư hẹn phỏng vấn xác nhận rằng bạn đã đặt cuộc hẹn. Bạn cũng có thể mang theo bất kỳ giấy giờ hỗ trợ nào mà bạn cho rằng sẽ hỗ trợ thông tin được cung cấp cho nhân viên lãnh sự.
Quy trình xin thị thực làm việc tại Mỹ
Bước 1:
- Hoàn tất Mẫu Đơn xin Thị thực Không Định cư Điện tử (DS-160).
Bước 2:
- Thanh toán lệ phí xét đơn xin Thị thực.
Bước 3:
- Lên lịch hẹn. Bạn sẽ cần thông tin sau để lên lịch hẹn:
- Số hộ chiếu
- Số biên nhận từ giấy biên nhận Phí xin Thị thực.
- Số mã vạch gồm mười (10) chữ số từ trang xác nhận của DS-160 của bạn
Bước 4:
- Đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ vào ngày và thời gian bạn phỏng vấn xin Thị thực. Bạn phải mang theo bản in thư hẹn, trang xác nhận DS-160, một ảnh chụp trong vòng sáu tháng gần đây, hộ chiếu hiện tại và tất cả hộ chiếu cũ của bạn. Những đơn xin không có đầy đủ các giấy tờ này sẽ không được chấp nhận.
Một số lưu ý
Giấy tờ Hỗ trợ:
Ngoài những giấy tờ trên, bạn phải xuất trình thư hẹn phỏng vấn xác nhận rằng bạn đã đặt cuộc hẹn. Bạn cũng có thể mang theo bất kỳ giấy giờ hỗ trợ nào mà bạn cho rằng sẽ hỗ trợ thông tin được cung cấp cho nhân viên lãnh sự.
Lưu ý: Không xuất trình giấy tờ giả. Gian lận hoặc trình bày sai có thể dẫn đến việc không đủ điều kiện xin Thị thực vĩnh viễn. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề bảo mật, hãy mang theo giấy tờ đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ trong một phong bì được dán kín. Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ không tiết lộ thông tin này cho bất kỳ ai và sẽ tôn trọng tính bảo mật của thông tin.
Viên chức lãnh sự sẽ xem xét từng đơn xin Thị thực và cân nhắc các yếu tố về công việc, xã hội, văn hóa và các yếu tố khác trong khi quyết định. Viên chức lãnh sự có thể xem xét dự định cụ thể của bạn, hoàn cảnh gia đình, kế hoạch và dự định lâu dài trong quốc gia thường trú của bạn. Mỗi hồ sơ được kiểm tra riêng và phù hợp với mỗi cân nhắc theo luật.
Nếu bạn là đương đơn xin Thị thực lần đầu, bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách mang theo những giấy tờ sau đến buổi phỏng vấn:
- Bằng chứng chứng minh trình độ chuyên môn đối với công việc của bạn, bao gồm mọi bằng đại học.
- Các thư gốc của chủ lao động hiện tại và trước đây mô tả chi tiết về vị trí và các dự án mà bạn đã thực hiện và thời gian bạn đã làm việc với chủ lao động.
- Nếu bạn hiện đang làm việc và có Thị thực H-1B, vui lòng gửi phiếu lương của bạn cho năm dương lịch hiện tại và tờ khai thuế Liên bang (Mẫu đơn IRS 1040 và W-2) cho tất cả những năm bạn đã làm việc tại Hoa Kỳ. Bạn nên mang theo:
-
-
- phiếu lương từ cơ quan làm việc hiện tại hoặc gần đây nhất
- tên và số điện thoại hiện tại của giám đốc nhân sự tại cơ quan làm việc hiện tại và trước đây
- sơ yếu lý lịch hoặc CV của bạn
-
Người phụ thuộc:
Người phụ thuộc của bạn nên mang theo tất cả giấy tờ bắt buộc đối với mọi Thị thực không định cư, cộng thêm:
- Giấy đăng ký kết hôn bản gốc (cho vợ/chồng của bạn) và/hoặc giấy khai sinh (cho con chưa kết hôn dưới 21 tuổi), nếu có
- Thư của chủ lao động xác nhận việc bạn tiếp tục làm việc
- Nếu vợ/chồng của bạn hiện đang làm việc tại Hoa Kỳ theo diện Thị thực H1-B, phiếu lương của họ cho năm dương lịch hiện tại và tờ khai thuế liên bang (Mẫu đơn IRS 1040 và W-2) cho tất cả những năm mà họ đã làm việc tại Hoa Kỳ theo diện Thị thực H-1B.
Trên đây là thông tin về các loại visa làm việc tại Mỹ, cùng với quy trình xin visa làm việc tại Mỹ. Để tìm hiểu về định cư Mỹ và những diện định quốc gia khác, quý khách vui lòng truy cập website dinhcudaquocgia.com hoặc gọi tới hotline CSKH 0972.13.12.12.