#10 Tiêu chí giúp bạn dễ dàng chọn quốc gia định cư thứ hai
Bạn mong muốn trở thành công dân mang quốc tịch kép. Giữa muôn vàn lựa chọn, bạn rất khó khăn để tìm cho mình điểm đến phù hợp. Cùng Định cư GOG tham khảo 10 tiêu chí dưới đây để biết rằng, đâu là quốc gia cư trú thứ hai tốt nhất cho bạn và gia đình.
Định cư ở quốc gia thứ hai, ngoài những lưu ý về hồ sơ, ứng viên không nên bỏ qua những thông tin liên quan đến chất lượng cuộc sống, tình hình xã hội và điều kiện khí hậu. Chính vì vậy, chọn quốc gia định cư phù hợp là bước quan trọng đầu tiên khi bạn muốn bắt đầu cuộc sống ở đất nước mới.
10 tiêu chí chọn quốc gia cư trú thứ hai
Nội dung chính
Điều kiện nhận quốc tịch
Quốc tịch thứ 2 là mục tiêu cuối cùng khi định cư nước ngoài. So với tư cách thường trú nhân, bạn sẽ có nhiều quyền lợi và đãi ngộ hơn hẳn khi sở hữu quốc tịch nơi bạn cư trú như:
- Được tham gia bầu cử
- Miễn thị thực một số quốc gia trên thế giới
- Được phép bảo lãnh người thân, gia đình sang định cư
- Được hưởng các đãi ngộ về an sinh xã hội, dịch vụ y tế, chế độ học phí cho con cái.
Hãy lưu ý rằng, mỗi quốc gia khác nhau sẽ yêu cầu điều kiện cấp quốc tịch khác nhau. Một số nơi sẽ yêu cầu ứng viên sống tại quốc gia đó, trong khi một số khác chỉ cần bạn có mặt trong một khoảng thời gian nhất định. Những nước có yêu cầu cao như Mỹ, Canada, Úc,… bạn sẽ mất khoảng từ 3 -5 năm để xin lên quốc tịch. Các nước dễ dàng nhận quyền công dân với chương trình đầu tư quốc tịch là Malta, Ireland, Đảo Síp,…
Chi phí đầu tư nhận quyền cư trú
Có rất nhiều chương trình với mức chi phí đầu tư khác nhau. Các chương trình định cư châu Âu phổ biến thường dao động trong khoảng 250.000 Euro – 500.000 Euro. Nếu bạn muốn trở thành ứng viên cư trú tại Mỹ, Canada,… số tiền đầu tư sẽ cao hơn nhiều khoảng 300.000 – 2.000.000 USD.
Thuế và các vấn đề liên quan
Các điều khoản thuế là một trong những nội dung sẽ xuất hiện trong đơn ứng cử cư trú kép của bạn. Nếu đơn ứng cử yêu cầu bạn phải kê khai hoàn thuế hoặc trả thuế, bạn đang tham gia chương trình dưới danh nghĩa cư trú chịu thuế (tax resident).
Một số chương trình đầu tư định cư với mức thuế thấp như Đảo Síp, Malta là một sự lựa chọn không tồi. Ứng viên được hưởng mức thuế ưu đãi hơn nhiều so với các chương trình khác.
Sở dĩ phúc lợi xã hội có được là do nguồn tiền đóng thuế của người dân. Thông thường, phúc lợi xã hội cao đồng nghĩa với nghĩa vụ đóng thuế cao. Nhưng không phải ở đâu điều này cũng diễn ra như vậy, vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ về chính sách thuế và các nghĩa vụ tương tự.
Quy trình tiến hành
Mọi ứng viên đều quan tâm tới quy trình tiến hành đầu tư cư trú. Mong muốn hàng đầu của họ là tìm được một lộ trình phù hợp với thời gian xử lý ngắn, đầu tư an toàn hiệu quả.
Thông thường, nhà đầu tư sẽ mất khoảng 6 – 18 tháng để hoàn tất thủ tục và nhận được thẻ cư trú. Tùy vào hình thức đầu tư, quy trình thực hiện sẽ có một số thay đổi.
Nếu bạn tham gia đầu tư mở doanh nghiệp tại Mỹ, bạn phải chứng minh rằng mình có đóng góp cho các dự án đầu tư với một hạn mức theo quy định. Nếu chương trình đầu tư bất động sản, ứng viên sẽ phải đến khảo sát BĐS.
Ngân hàng và các công cụ quản lý tài chính
Những vấn đề về ngân hàng và quản lý tài chính là điều mà bạn phải cân nhắc. Hãy tìm hiểu xem:
- Việc mở một tài khoản ngân hàng tại quốc gia đó có khó khăn đối với người ngoại quốc?
- Hoàn thuế có dễ dàng hay không?
- Tìm hiểu và thuê nhà từ xa có dễ dàng không?
Một vài quốc gia yêu cầu bạn phải mở một tài khoản ngân hàng và nộp tiền vào tài khoản trước khi ứng cử định cư, tuy nhiên các ngân hàng tại quốc gia này lại có quy trình cực kỳ phức tạp và khó khăn.
Đây là các vấn đề bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh các rắc rối trong dài hạn.
Chất lượng cuộc sống
Đương nhiên, đất nước thứ hai bạn muốn định cư phải là nơi có một cuộc sống tốt. Hãy lựa chọn một quốc gia đem lại cho bạn những giá trị mà cuộc sống bản địa không có. Sự an toàn, tình hình chính trị xã hội, môi trường phát triển kinh tế, chính sách đảm bảo quyền con người là những điều đáng quan tâm.
Chất lượng cuộc sống tại quốc gia cư trú thứ hai được thể hiện qua những khía cạnh sau:
- Mức độ an toàn: Khi bạn đến bất cứ một nơi nào không phải là môi trường quen thuộc với mình, điều bạn cần đầu tiên là cảm giác an toàn. Hãy tìm hiểu xem cuộc sống thực tế ở đó như thế nào, đừng chỉ căn cứ vào con số được báo cáo về tỷ lệ phạm tội. Chẳng hạn, nước Mỹ là quốc gia cho phép người dân được sử dụng súng. Để đảm bảo an toàn khi định cư Mỹ, hãy tránh những nơi bất ổn như New York hay Chicago.
- Chi phí sinh hoạt: Điều đầu tiên phải đối mặt khi bắt đầu cuộc sống ở một quốc gia khác là chi phí. Trong những năm đầu, bạn và người thân chưa có thu nhập ổn định. Sẽ có nhiều khó khăn nếu bạn lựa chọn sống tại một quốc gia có mức sống cao, vật giá đắt đỏ. Tham khảo giá cả và tính chi phí dự trù là điều cần thiết khi quyết định mang quốc tịch kép.
- Cơ sở hạ tầng: Đường xá, phương tiện đi lại, các công trình công cộng như công viên, viện bảo tàng, thư viện, nơi vui chơi công cộng… nói lên một phần đời sống xã hội của nơi đó. Hãy tìm hiểu xem nơi bạn muốn đến sống hệ thống đường xá, giao thông có thuận tiện không, có giúp bạn có thể nhanh chóng đến bất cứ nơi nào mà bạn muốn đến không? Nếu bạn muốn nâng cao cuộc sống tinh thần của mình thì bạn có dễ dàng tiếp cận với những phương tiện đó không?
- Chất lượng giáo dục: Con cháu bạn sẽ là người thụ hưởng nền giáo dục ở quê hương mới. Hãy tìm hiểu xem chất lượng giáo dục ở đó như thế nào? Hệ thống trường công có được miễn phí không? Kiến thức trong nhà trường có trang bị cho thế hệ trẻ hội nhập và tạo điều kiện cho trẻ em thành công như người bản xứ không?
- Y tế, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ an sinh xã hội: Điều này rất quan trọng với những người muốn nghỉ hưu ở quốc gia cư trú thứ hai. Chi phí khám chữa bệnh là một con số khổng lồ không thể tính trước. Hãy dành thời gian tìm hiểu về dịch vụ bảo hiểm y tế, những chính sách hỗ trợ khi về hưu và trợ cấp thất nghiệp để đảm bảo có một cuộc sống an nhàn.
- Các vấn đề xã hội: Chắc rằng bạn không hề muốn sống tại đất nước có tình hình xã hội bất ổn. Các vấn đề xã hội cần lưu ý là: Tôn giáo, bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc, nội chiến, bạo lực học đường,…
Môi trường tự nhiên, khí hậu
Bạn cần tìm hiểu về thời tiết, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, những vấn đề về thiên tai, bệnh dịch,… Nếu bạn là người chịu lạnh yếu và có tiền sử bệnh hô hấp, chắc chắn bạn không nên chọn cư trú tại những nơi thời tiết khắc nghiệt, mua đông lạnh giá.
Nếu bạn yêu biển và thích khí hậu nhiệt đới, Malta, Đảo Síp, những vùng ben biển là khu vực lý tưởng dành cho bạn. Đặc biệt, nếu là người có hệ miễn dịch kém và thể trạng yếu, hãy chọn những thành phố mật độ dân số trung bình thấp, môi trường ít ô nhiễm.
Truyền thống văn hóa
Truyền thống văn hóa ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống khi bạn định cư tại quốc gia thứ hai. Qua sách báo và những phương tiện thông tin đại chúng, bạn có thể phần nào nắm bắt cuộc sống văn hóa tại quê hương thứ hai.
“Bán anh em xa mua láng giềng gần”, cư dân đóng vai trò rất quan trọng giúp bạn hòa nhập với cuộc sống mới. Liệu rằng nơi bạn đến có kỳ thị người ngoại quốc, người dân có cởi mở hòa đồng, những quan niệm truyền thống và những dịp lễ quan trọng. Đó là điều bạn phải lưu tâm.
Cộng đồng người Việt
Ngày nay, tại bất cứ quốc gia nào bạn cũng có thể gặp những người Việt Nam định cư lâu dài. Nếu điểm đến của bạn có cộng đồng người Việt đông đảo thì đây là một lợi thế lớn. Bạn sẽ dễ dàng bắt chuyện với một người Việt hơn là một người bản địa xa lạ, bớt lo lắng xin việc làm nếu chủ doanh nghiệp là một người Việt.
Ở những nơi có nhiều người Việt sinh sống, mọi người thường tụ tập lại làm các món ăn truyền thống trong dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, tạo không khí đầm ấm và làm vơi đi nỗi nhớ nhà. Hơn nữa, bạn thậm chí còn mua được những mặt hàng Việt Nam như mắm tôm, bánh đa nem, nước mắm,… tại những khu có đông kiều bào.
Ẩm thực địa phương
Một nơi có đồ ăn ngon, hợp khẩu vị sẽ đảm bảo sức khỏe cho bạn và giúp bạn nhanh chóng thích nghi hơn.
Thưởng thức ẩm thực tại quốc gia định cư thứ hai là một trải nghiệm tuyệt vời. Hãy thử bắt đầu bằng những món ăn đường phố, mặc dù không trú trọng hình thức nhưng chúng được đánh giá là trên cả tuyệt vời so với giá tiền.
Trên đây là 10 tiêu chí giúp bạn dễ dàng chọn quốc gia định cư thứ hai. Để tìm hiểu về các hình thức định cư và nghe tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline CSKH 24/7.